Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555

Tải xuống 7 1.2 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.


                                                                      TIẾT 8 - BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU
:
1. Kiến thức
:
- Học sinh mô tả được những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân.
- Xác định được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
::
Không
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Chúng ta đã được học ở các bài trước(ở THCS), trong cơ thể mỗi gen quy định một tính
trạng. Gen nằm trên các NST khác nhau, vậy gen có cấu trúc như thế nào, chức năng di
truyền như thế nào, chương II sẽ cho chúng ta câu trả lời. Trước hết chúng ta nghiên cứu
bài 8….
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân.
- Xác định được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV đưa ra khái niệm về
NST.
- Yêu cầu HS đọc
mục I,
quan sát H 8.1 để trả lời câu
hỏi:
? NST tồn tại như thế nào
trong tế bào sinh dưỡng và
trong giao tử?
?Thế nào là cặp NST tương
đồng?
?Phân biệt bộ NST lưỡng bội,
đơn bội?
- HS nghiên cứu phần đầu
mục I, quan sát hình vẽ nêu:
+ Trong tế bào sinh dưỡng
NST tồn tại từng cặp tương
đồng.
+ Trong giao tử NST chỉ có
một NST của mỗi cặp tương
đồng.
+ 2 NST giống nhau về hình
dạng, kích thước.
+ Bộ NST chứa cặp NST
tương đồng
Số NST là số
I. Tính đặc trưng của bộ
nhiễm sắc thể (10p)
- Trong tế bào sinh dưỡng,
NST tồn tại thành từng
cặp tương đồng. Bộ NST
là bộ lưỡng bội, kí hiệu là
2n.
- Trong tế bào sinh dục
(giao tử) chỉ chứa 1 NST
trong mỗi cặp tương đồng
bộ NST là bộ đơn bội,
kí hiệu là n.

 

- GV nhấn mạnh: trong cặp
NST tương đồng, 1 có nguồn
gốc từ bố,
1 có nguồn gốc từ mẹ.
- Yêu cầu HS quan sát H 8.2
bộ NST của ruồi giấm, đọc
thông tin cuối mục I và trả lời
câu hỏi:
-Mô tả bộ NST của ruồi
giấm
về số lượng và hình dạng ở
con đực và con cái?
- GV rút ra kết luận.
- GV phân tích thêm: cặp
NST giới tính có thể tương
đồng (XX) hay không tơng
đồng tuỳ thuộc vào loại, giới
tính. Có loài NST giới tính
chỉ có 1 chiếc (bọ xít, châu
chấu, rệp...) NST ở kì giữa co
ngắn cực đại, có hình dạng
đặc trưng có thể là hình que,
hình hạt, hình chữ V.
- Cho HS quan sát H 8.3
- Yêu cầu HS đọc bảng 8 để
trả lời câu hỏi:
- Nhận xét về số lượng NST
trong bộ lưỡng bội ở các
loài?
chẵn kí hiệu 2n (bộ lưỡng
bội).
+ Bộ NST chỉ chứa 1 NST
của mỗi cặp tương đồng

Số NST giảm đi một nửa n kí
hiệu là n (bộ đơn bội).
- HS trao đổi nhóm hiểu
được : có 4 cặp NST gồm:
+ 1 đôi hình hạt
+ 2 đôi hình chữ V
+ 1 đôi khác nhau ở con đực
và con cái.
- HS trao đổi nhóm, hiểu
được :
+ Số lượng NST ở các loài
khác nhau.
+ Số lượng NST không phản
ánh trình độ tiến hoá của loài.
- Ở những loài đơn tính có
sự khác nhau giữa con đực
và con cái ở 1 cặp NST
giới tính kí hiệu là XX,
XY.
- Mỗi loài sinh vật có bộ
NST đặc trưng về số
lượng và hình dạng.

 

- Số lượng NST có phản ánh
trình độ tiến hoá của loài
không? Vì sao?
- Hãy nêu đặc điểm đặc trưng
của bộ NST ở mỗi loài sinh
vật?
? Mô tả hình dạng, kích
thước
của NST ở kì giữa?
- Yêu cầu HS quan sát H 8.5
cho biết: các số 1 và 2 chỉ
những thành phần cấu trúc
nào của NST?
- Mô tả cấu trúc NST ở kì
giữa
của quá trình phân bào?
- GV giới thiệu H 8.4
- HS quan sát và mô tả.
- HS điền chú thích
1- 2 crômatit
2- Tâm động
- Lắng nghe GV giới thiệu.
II. Cấu trúc của nhiễm
sắc thể (8p)
- Cấu trúc điển hình của
NST được biểu hiện rõ
nhất ở kì giữa.
+ Hình dạng: hình hạt,
hình que, hình chữ V.
+ Dài: 0,5 – 50 micromet,
đường kính 0,2 – 2
micromet.
+ Cấu trúc: ở kì giữa NST
gồm 2 cromatit gắn với
nhau ở tâm động.
+ Mỗi cromatit gồm 1
phân tử ADN và prôtêin
loại histôn.
- Yêu cầu HS đọc thông tin
mục III SGK, trao đổi nhóm
và trả lời câu hỏi:
- NST có đặc điểm gì liên
quan đến di truyền?
- HS đọc thông tin mục III
SGK, trao đổi nhóm và trả
lời câu hỏi.
- Rút ra kết luận.
III. Chức năng của
nhiễm sắc thể (6p)
- NST là cấu trúc mang
gen,
- NST có bản chất là
ADN, sự tự nhân đôi của
ADN dẫn tới sự tự nhân
đôi của NST do đó các

 

gen qui định các tính trạng
được di truyền qua các thế
hệ tế bào và cơ thể.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh
hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Bài 1: Điều nào không phải là chức năng của NST ?
A. Bảo đảm sự phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con nhờ sự phân chia đểu
của các NST trong phân bào.
B. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
C. Tạo cho ADN tự nhân đôi.
D. Điều hoà mức độ hoạt động của gen thông qua sự cuộn xoắn của NST.
Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
A. Hình que B. Hình hạt
C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng
Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
A. Vào kì trung giaN B. Kì đầu
C. Kì giữa D. Kì sau
Câu 4: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:
A. một crômatit B. một NST đơn
C. một NST kép D. cặp crômatit
Câu 5: Thành phần hoá học của NST bao gồm:
A. Phân tử Prôtêin
B. Phân tử AND C. Prôtêin và phân tử ADN
D. Axit và bazơ
Câu 6: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:
A. Biến đổi hình dạng

 

B. Tự nhân đôi
C. Trao đổi chất
D. Co, duỗi trong phân bào
Câu 7: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:
A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ
B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C. Luôn co ngắn lại
D. Luôn luôn duỗi ra
Câu 8: Cặp NST tương đồng là:
A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học:
Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng
lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Câu1: Nêu Ví dụ về đặc tính của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ nhiễm
sắc thể lưỡng bội và bộ nhiếm sắc thể đơn bội ? (MĐ3)
Câu2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ nào của quá trình
phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc đó ? (MĐ1)
Câu3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng ? (MĐ2)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 

- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án.
Câu1: - HS tự hiểu được ví dụ
- Bộ NST chứa cặp NST tương đồng
Số NST là số chẵn kí hiệu 2n (bộ lưỡng
bội).
Bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng
Số NST giảm đi một nửa n kí hiệu
là n (bộ đơn bội).
Câu2: - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
- Mô tả (Có ở nội dung 2 trong bài)
Câu3: Vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng. (Có ở nội dung 3 trong bài)
Vẽ sơ đồ tư duy bài học

4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi
- Trả lời các câu hỏi SGK/T26
- Đọc trước bài 9.Kẻ trước bảng 9.2 vào vở .
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống