Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Ôn tập HKII mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 66 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS hệ thống hóa được Kiến thức cơ bản về SV và MT.
- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức HS tham gia và chấp hành tốt luật BV MT.
- Gây được hứng thú cho HS. Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực tự quản.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng CNTT.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
- Năng lực thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
* GV: Bảng phụ.
* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nhóm, trực quan. Làm việc với SGK
- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ: Kêt hợp trong bài.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức (25 phút)
Mục tiêu: HS hệ thống hóa từng đơn vị KT, lấy được VD chứng minh
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm hoàn thành bảng. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành. - GV chữa từng ND. |
I. Hệ thống hóa Kiến thức - Các nhóm đọc ND bảng của mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm bổ sung ý kiến và có thể hỏi thêm các câu hỏi khác. - HS theo dõi và sửa chữa. |
Bảng 63.1.MT và các nhân tố sinh thái
MT | Nhân tố sinh thái | Ví dụ minh họa |
MT nước | NTST Vô sinh Hữu sinh |
- Ánh sáng, nhiệt độ - ĐV, TV |
MT trong đất | NTST Vô sinh Hữu sinh |
-Độ ẩm, nhiệt độ - ĐV, TV |
MT trên mặt đất Không khí |
NTST Vô sinh Hữu sinh |
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ - ĐV, TV, người |
MT SV | NTST Vô sinh Hữu sinh |
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng - ĐV, TV, người |
Bảng 63.2. Sự phân chia nhóm SV dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái | Nhóm TV | Nhóm động vật |
Ánh sáng | Nhóm cây ưa bóng Nhóm cây ưa sáng |
Nhóm động vật ưa sáng Nhóm động vật ưa tối |
Nhiệt độ | TV biến nhiệt | ĐV biến nhiệt ĐV hằng nhiệt |
Độ ẩm | TV ưa ẩm TV chịu hạn |
ĐV ưa ẩm ĐV ưa khô |
Bảng 63.3: Quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài
Quan hệ | Cùng loài | Khác loài |
Hỗ trợ | Quần tụ cá thể Cách li cá thể |
Cộng sinh Hội sinh |
Cạnh tranh | Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, con đực, con cái trong mùa sinh sản |
Cạnh tranh, ký sinh. Vật chủ - con mồi, ức chế- cảm nhiễm |
Bảng 63.5. Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng | ND cơ bản | Ý nghĩa sinh thái |
Tỉ lệ đực/cái | Phần lớn các QT mới có tỉ lệ đực: cái là 1:1 |
Cho thấy tiềm năng sinh sản của QT |
Thành phần nhóm tuổi |
QT gồm các nhóm tuổi: - Nhóm trước sinh sản - Nhóm sinh sản - Nhóm sau sinh sản |
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước QT - Quyết định mức sinh sản của quần thể - Không a/h tới sự phát triển của QT |
Mật độ QT | Là số lượng SV có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích |
phản ánh các mối quan hệ trong QT và có ảnh tới các đặc trưng khác của QT |
Hoạt động 2: Một số câu hỏi ôn tập (15 phút)
A. LÍ THUYẾT
I. Sinh vật và môi trường.
Câu 1. Phân loại SV theo nhu cầu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.Cho ví dụ.
Câu 2.Các mối quan hệ khác loài giữa SV với SV? (Câu lệnh/SGK/132)
II. Hệ sinh thái.
Câu 1. Khái niệm về QTSV- QXSV- HST? Cho ví dụ?
Câu 2. Khái niệm về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Các thành phần cơ bản của một chuỗi thức
ăn?
Câu 3. Một HST hoàn chỉnh gồm những thành phần cơ bản nào?
III. Con người – Dân số - Môi trường.
Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì? Kể tên các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
Caau2: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì? Vai trò của học sinh
trong việc khắc phục bảo vệ môi trường?
IV. Bảo vệ môi trường
Câu 1. Phân biệt tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ tài nguyên tái sinh,
tài nguyên không tái sinh? (Ít nhất 2 VD)
Câu 2 Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên? Loại tài nguyên nào hiện nay đang
được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều? Vì sao?
B. BÀI TẬP
Bài tập về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
Ví dụ:
Bài tập 1.
Cho Một quần xã gồm các loài SV sau: vi sinh vật, gà, cú, cáo, thỏ, rắn, chuột,cỏ.
( Một số gợi ý thức ăn như sau: Cỏ là thức ăn của gà, thỏ, chuột. Cáo ăn gà., thỏ.
Cú ăn thỏ, rắn, chuột. Rắn ăn chuột).
a. Hãy viết bốn chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã.
b. Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn của quần xã trên.
Đáp án:
a. Viết được bốn chuỗi thức ăn hoàn chỉnh( Mỗi chuỗi thức ăn đủ 3 thành phần: SV
sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân giải)
b. Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn:
Gà Cáo
Cỏ Thỏ Cú Vi sinh vật
Chuột Rắn
Bài tập 2.
Cho các chuỗi thức ăn sau:
- Thực vật → thỏ → cáo → vi sinh vật.
- Thực vật → chuột → cáo→ vi sinh vật
- Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → vi sinh vật.
- Thực vật → chuột → rắn → vi sinh vật
a. Hãy xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho.
b. Chỉ ra mắc xích chung nhất của lưới thức ăn.
Bài tập 3.
Một quần xã sinh vật gồm các loài: gà, cáo, hổ, vi sinh vật, mèo rừng, thỏ, cỏ, dê. (Một số
gợi ý về thức ăn như sau: Cỏ là thức ăn của dê, gà, thỏ. Mèo rừng, cáo ăn gà. Cáo ăn gà, thỏ.
Dê là thức ăn của hổ).
a. Vẽ lưới thức ăn của QXSV trên.
b. Chỉ ra mắc xích chung của lưới thức ăn.
c. Nếu QT hổ bị chết thì số lượng loài nào sẽ tăng lên? Vì sao?
4. Củng cố (3 phút): GV Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS về nhà làm đề cương ôn tập và học bài để tiết sau kiểm trả học kì II.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Cñng cè l¹i néi dung ®· häc, đánh giá chất lượng học sinh.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Rèn luyện khả năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
II. Chuẩn bị
* GV: Đề thi – Biểu điểm.
* HS: Nghiên cứu trước các bài đã học trong HKI ở nhà.
III. Ma trận đề kiểm tra
IV. Thiết kế câu hỏi theo ma trận
V. Rút kinh nghiệm
Kết quả:
Lớp | Sĩ số | Điểm từ 5,0 đến 10 | Điểm từ 9,0 đến 10 | Điểm 0 | |
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % |
9A2 | |||||
9A4 |
2 Một số vấn đề cần lưu ý:
- HS:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
........
- GV:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
........