Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất

Tải xuống 8 2.3 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                        CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Mục tiêu của chương
1. Kiến thức:
- HS nắm được những phương pháp nghiên cứu chủ yếu DTH ở con người, tìm hiểu một số
bệnh và tật di truyền thường gặp ở người từ đó có một số ngành khoa học ứng dụng Di truyền
học người.
- Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu
của công nghệ tế bào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó.
- Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng
ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
- Hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen.
- Học sinh nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học.
- Học sinh nắm được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
- Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học để gây đột biến.
- Giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống
VSV, TV.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Các năng lực cần hình thanh- phát triển:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực kiến thức sinh học và sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
- Năng lực tính toán, tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
- Gây được hứng thú cho HS. Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.
4
. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Liên hệ về biến đổi khí hậu.

                                                              BÀI 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
:
- HS hiểu được CNTB là gì? Trình bày được công nghệ gồm những công đoạn chủ yếu nào
và tại sao cần thực hiện các công đoạn đó.
- Tr.bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng
dụng PP nuôi cấy mô và TB trong chọn giống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, khái quát hoá, vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành- phát triển
a. Nhóm năng lực chung:
- NL tự học: khái niệm công nghệ TB ứng dụng CNTB trong thực tế.
- NL giao tiếp: thể hiện trong các HĐ thảo luận nhóm, trong giờ học.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Tìm mối liên hệ: Kiến thức DT học và các ứng dụng vào thực tế SX 3.Thái độ:
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng.
- Nâng cao ý thức BV thiên nhiên và trân trọng những thành tựu khoa học của VN.
- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.
4
. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng những thành tựu của khoa học. Trung thực khách
quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học; Khiêm tốn, trách nhiệm đoàn kết,
độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập. Tranh H 31: Sơ đồ nhân giống mía bằng nuôi cấy mô.
GADDT
Tư liệu về 1 số nhân bản vô tính ở VN và nước ngoài
2. HS: - Nghiên cứu thông tin SGK.
- Tìm hiểu 1 số thành tựu về công nghệ tế bào trên thế giới và ở Việt nam.
3. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm:
Câu 1 (NB): Công nghệ tế bào là:
A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
C. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ
quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.
Câu 2(TH): Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy
từ bộ phận nào của cây?
A. Đỉnh sinh trưởng B. Bộ phận rễ C. Bộ phận thân D. Cành lá
Câu 3:((TH): Ý nào không đúng đối với vai trò nhân bản vô tính ở ĐV?
A) Có triển vọng nhanh nguồn gen ĐV qu hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B) Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các TB động vật đã được chuyển gen người.
C) Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ
quan tương ứng.
D) Để cải tạo giống và tạo giống mới.
Câu 4(VD): Chất kháng sinh được sản xuất phần lớn có nguồn gốc từ:

A. Thực vật                   B. Động vật               C. Xạ khuẩn                      D. Thực vật và động vật

III. Phương pháp dạy học

Hỏi đáp nêu vấn đề, quan sát tìm tòi, giảng giải.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp
(1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện
9A3

2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Các hoạt động dạy học: Người nông dân để giống khoai tây từ vụ này sang vụ khác bằng
cách chọn những củ tốt giữ lại, sau đó mỗi củ sẽ tạo được 1 cây mới và phải giữ lại rất nhiều
củ khoai tây. Có cách nào để tạo ra được giống cây trồng với số lượng lớn mà không cần phải
làm như vậy không? Chúng ta cùng đi nghiên cứu tiết 32.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ TB (12 phút)
Mục tiêu: HS nắm được k/n về công nghệ TB và hiểu được các công đoạn chính trong công
nghệ TB.
- Phương pháp: HĐ nhóm, Quan sát tìm tòi, ..
- Phương tiên: Tranh,..
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV yêu cầu cá nhân HS đọc mục I và quan sát sơ đồ (bảng
phụ), tái hiện lại kiến thức đã học thảo luận nhóm bàn
trong 5’ trả lời các câu hỏi:
Nuôi cấy
ở MTNT
Kích thích
bằng hoóc môn ST
- Thảo luận nhóm 2 phút trả lời câu hỏi:
1. Em hiểu Công nghệ TB là gì?
2. Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện
những công việc gì ?
3. Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen
như dạng gốc? Đây là quá trình phân bào nào?
Tế bào
hoặc mô
Mô non
(m
ô so)
Cơ quan
hoặc cơ
thể
I/. Khái niệm công nghệ TB
* Khái niệm công nghệ TB
Công nghệ TB là nghành kỹ thuật
về quy trình ứng dụng phương
pháp nuôi cấy TB hoặc mô để tạo
ra cơ thể hoặc cơ quan hoàn chỉnh.
* Công nghệ TB gồm 2 công
đoạn:
+ Tách TB từ cơ thể rồi nuôi cấy
ở MT dinh dưỡng để tạo ra mô
sẹo.

 

Sau khi HS thảo luận xong, GV gọi đại diện nhóm trả lời,
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Phương án HS trả lời:
1. Công nghệ TB là PP nuôi cấy TB hoặc mô trong MT
dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô hoặc cơ quan
hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc.
2. Tách TB từ cơ thể rồi nuôi cấy trong MT dung dịch
nhân tạo => mô non (mô sẹo) dùng hoóc môn sinh trưởng
kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể
hoàn chỉnh.
3. Vì cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1
TB của dạng gốc có bộ gen nằm trong nhân TB và được
sao chép (quá trình nguyên phân).
GV chốt kiến thức sau mỗi câu trả lời của HS.
GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của mình:
Nêu 1 vài thành tựu về công nghệ tế bào mà em biết?
- Phương án HS trả lời:
+ Ở Việt Nam nhân giống thành công hoa lan.
Trên thế giới năm 2006 Mỹ công bố tạo mô tim thành
công.
Hiện nay trên thế giới lĩnh vực này đã được ứng dụng
nhiều trong sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi.
+ Dùng hoóc môn sinh trưởng
kích thích mô sẹo phân hoá thành
cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ TB (26 phút)
Mục tiêu: HS hiểu và nắm được các thành tựu công nghệ TB.
HS hiểu và nắm được qui định nhân giống vô tính trong ống nghiệm và liên hệ thực tế.
- Phương pháp: HĐ nhóm, Quan sát tìm tòi, ..
- Phương tiên: Tranh,..
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
II. Ứng dụng công nghệ TB

 

GV Yêu cầu HS nghiên các khâu trong sơ đồ H31. Sơ đồ
nhân giống mía bằng nuôi cấy mô, hoạt động cá nhân trả
lời các câu hỏi:
Phương pháp này được sử dụng ở những loài cây trồng
nào khác?
Phương pháp này có những ưu nhược điểm gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, sơ đồ hình 31, nêu được:
- Dựa vào sơ đồ phân tích các khâu nhân giống mía vô
tính, khoai tây, phong lan, …
- Ưu điểm: tạo ra giống với số lượng lớn, chủ động bảo
tồn nguồn gốc gen quý hiếm.
- Nhược điểm: giá thành cao.
GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của mình:
Hãy cho biết thành tựu CNTB trong sản xuất ?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
- Phương án HS trả lời:
+ Nhân giống vô tính ở cây trồng.
+ Nuôi cấy TB mô trong chọn giống cây trồng.
+ Nhân bản vô tính ở động vật.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng những thành tựu
của khoa học: Trung thực khách quan, nghiêm túc trong
làm việc và nghiên cứu khoa học; Khiêm tốn, trách
nhiệm đoàn kết, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành
động vì lợi ích chung.
GV nêu câu hỏi gợi ý, yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn
3’ tìm ra kiến thức:
+ Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống
nghiệm?
1. Nhân giống vô tính trong ống
nghiệm ở cây trồng.
* Ưu điểm:
- Tăng nhanh số lượng cây trồng.
- Rút ngắn thời gian tạo cây non.
- Bảo tồn nguồn gen TV quý hiếm
có nguy cơ bị tuyệt chủng.
* Thành tựu:
- Nhân giống ở cây khoai lang, cây
mía, cây hoa phong lan, 1 số cây gỗ
quí như (lát hoa, sến, bạch đàn.....)
1 số cây thuốc quý như (sâm, sinh
địa, rau mèo.....).
2/. Ứng dụng nuôi cấy TB và mô
trong chọn giống cây trồng

 

+ Nêu ưu điểm và triển vọng của PP nhân giống vô tính
trong ống nghiệm?
+ Cho VD minh hoạ.
HS: Nghiên cứu SGK tr 89 ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm kết hợp hình 31 và tài liệu tham khảo
=> thống nhất ý kiến.
- VD: Hoa phong lan hiện nay rất đẹp, giá thành rẻ, nước
ta có trung tâm CN gen đặt cơ sở ở Đà Lạt hàng năm cho
ra đời nhiều loại giống cây trồng quí hiếm.
GV: Nhận xét và giúp HS nắm được qui trình nhân giống
vô tính trong ống nghiệm.
GV:
Quảng Ninh đã có ứng dụng nào trong chọn giống
cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy tế bào?
HS: Tạo giống lúa chịu nóng và khô năng suất cao, độ
thuần chủng cao.
GV:
Tại sao nhân giống vô tính ở TV người ta không
tách TB già hay mô?
HS: Dựa vào ND SGK/91 trả lời.
GV: Thông báo các khâu chính trong ch/giống cây:
+ Tạo vật liệu mới để chọn lọc.
+ Chọn lọc, đánh giá => tạo giống mới.
GV: Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới
cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Cho VD?
HS: Dựa vào ND SGK/91 trả lời.
GV: Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa
như thế nào?
HS: Dựa vào ND SGK/91 trả lời.
- Cho biết những th/tựu nhân bản ở VN, thế giới?
HS: Dựa vào ND SGK/91 trả lời.
GV thông báo thêm:
* Tạo giống cây trồng mới bằng
chọn TB xôma biến dị.
VD:
+ Chọn dòng TB chịu nóng và khô
từ TB phôi của giống CR 203.
+ Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới
cấp quốc gia DR2 có năng suất và
độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu
nóng tốt.
3/. Nhân bản vô tính ở Động vật
- Nhân nhanh nguồn gen ĐV quí
hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

 

- Ở VN: 11/ 2002 nhân bản thành công giống bò lai Sin
ở Vĩnh Yên
- Ở Mĩ: Nhân bản thành công hươu sao, lợn.
- Ở TQ: 8/2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi.
- Nhân bản vô tính có ý nghĩa như thế nào?(Khôi phục
nguồn gốc gen động vật quý hiếm.)
GV: Cho 1 HS đọc mục em có biết.
HS: Đọc đọc mục em có biết SGK/91.
GV: Chốt lại kiến thức.
HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.
- Tạo cơ quan nội tạng động vật từ
các TB động vật đã được chuyển
gen người.
- Mở ra khả năng chủ động cung
cấp các cơ quan thay thế cho các
bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương
ứng.
* VD:
+ Nhân bản ở người, bò.
+ Trường ĐH Texas ở Mỹ nhân bản
thành công ở hươu sao, lợn.
+ Ở Italia nhân bản thành công
Ngựa.
+ Ở Trung Quốc nhân bản thành
công dê đẻ sinh đôi.....

4. Củng cố (5 phút):
GV Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm đã chuẩn bị
5.
Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút) :
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SGK.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục Em có biết SGK/91.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 33.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.....................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.....................

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống