Giải Sinh Học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào

4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 31: Công nghệ tế bào chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ tế bào lớp 9.

Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 31: Công nghệ tế bào

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 89 SGK Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Công nghệ tế bào là gì?

- Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?

Trả lời:

- Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Để nhận được sản phẩm từ quá trình nuôi cấy tế bào, ta phải thực hiện các bước sau:

     + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo)

     + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen hoàn toàn như dạng gốc vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh từ một tế bào của dạng gốc, có bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn thông qua quá trình nguyên phân.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 91 SGK Sinh học 9: Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm?

Trả lời:

Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm:

+ Tạo ra số lượng cá thể lớn trong một thời gian ngắn

+ Tạo ra các cá thể có kiểu gen và kiểu hình giống với cá thể gốc ban đầu

→ Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm:

+ Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào đã được chuyển gen người, chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.

Câu hỏi và bài tập (trang 91 SGK Sinh học lớp 9)

Câu 1 trang 91 SGK Sinh học 9: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?

Trả lời:

- Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Công nghệ tế bào được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo)

Bước 2: Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Câu 2 trang 91 SGK Sinh học 9: Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Trả lời:

Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm:

+ Tạo ra số lượng cá thể lớn trong một  thời gian ngắn

+ Tạo ra các cá thể có kiểu gen  va kiểu hình giống với cá thể gốc ban đầu

→ Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm

+ Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào đã được chuyển gen người , chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.

Lý thuyết Bài 31: Công nghệ tế bào

I. Khái niệm

- Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Gồm 2 công đoạn:

Giải Sinh Học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào (ảnh 1)

+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo

+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

II. Ứng dụng công nghệ tế bào

Công nghệ tế bào được sử dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng. 

1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng

- Qui trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:

Giải Sinh Học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào (ảnh 2)

- Ưu điểm:

+ Tăng nhanh số lượng cây trồng

+ Rút ngắn thời gian tạo ra cây con mới

+ Bảo tồn và nhân nhanh một số nguồn gen thực vật quý hiếm

- Thành tựu: nhân giống ở cây khoai tây, phong lan, mía, dứa…

*Lưu ý: Không sử dụng các tế bào đã qua phân hóa hoặc đã già vì khi tiến hành nuôi cấy chúng phải trải qua khâu phản phân hóa (có khả năng phân bào và tái sinh thành cây hoàn chỉnh) tốn thời gian, hóa chất và kinh phí.

Trong trường hợp cần thiết, người ta mới sử dụng tế bào đã phân hóa để duy trì các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

- Sử dụng công nghệ nuôi cấy tế bào và mô phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị (tập hợp các tế bào được hình thành từ 1 tế bào xoma ban đầu qua nhiều lần nguyên phân).

- Ví dụ:

+ Từ tế bào phôi của giống lúa CR203: chọn dòng tế bào chịu nóng và khô hạn, cho năng suất cao.

+ Dùng phương pháp nuôi cấy tế bào tạo ra giống lúa DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.

 

3. Nhân bản vô tính ở động vật

- Khái niệm: Nhân bản vô tính ở động vật là phương pháp nhân giống bằng cách chuyển nhân của một tế bào sinh dưỡng vào 1 tế bào trứng đã lấy mất nhân rồi kích thích phát triển thành phôi → cơ thể mới. Cơ thể mới này chứa bộ NST của cơ thể mẹ cho nhân.

- Trên thế giới, đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu (cừu đôli), bò và 1 số động vật khác.

Giải Sinh Học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào (ảnh 3)

- Ở Việt Nam, nhân bản vô tính thành công trên cá trạch.

- Ý nghĩa: Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.

Sơ đồ tư duy Công nghệ tế bào:

 

Giải Sinh Học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào (ảnh 4)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá