Giải Sinh Học 9 Bài 30: Di truyền học với con người

2.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 30: Di truyền học với con người chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Di truyền học với con người lớp 9.

Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 30: Di truyền học với con người

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 86 SGK Sinh học 9: Nghiên cứu các trường hợp sau người con trai và người con gái bình thường, sinh ra trong gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?

- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?

- Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Bệnh câm điếc bẩm sinh là bệnh do đột biến gen lặn gây ra 

Trả lời:

+ Thông tin cho đôi trai gái: bệnh câm điếc bẩm sinh là bệnh do đột biến gen gây ra và có khả năng di truyền từ đời này sang đời khác.

+ Bệnh do gen lặn vì bệnh trong gia đình của hai người này đã có người bị bệnh, còn những người khác bình thường

+ Nếu họ lấy nhau và sinh ra con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì chứng tỏ cả hai vợ chồng đều mang alen lặn. Vì vậy họ không nên tiếp tục sinh con, nếu họ tiếp tục sinh con thì đứa con thứ 2 của họ có nguy cơ bị câm điếc bẩm sinh như đứa đầu lòng.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 86 SGK Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?

- Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ năm trở đi thì được Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau?

Trả lời:

- Kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại có thể tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn => đột biến lặn, có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp, tăng tỉ lệ bệnh tật di truyền ở trẻ sơ sinh => suy thoái giống nòi. 

- Vì ở đời thứ năm trở đi sự khác biệt về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn có hại khó có khả năng tổ hợp lại với nhau hơn => tỉ lệ xuất hiện thể đồng hợp lặn ở đời thứ 6 là rất thấp, tránh được các bệnh tật di truyền do các gen lặn gây ra.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 87 SGK Sinh học 9: Dựa vào số liệu bảng 30.2 trang 87 hãy cho biết: nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?

Giải Sinh Học 9 Bài 30: Di truyền học với con người (ảnh 1)

Trả lời:

Phụ nữ sinh con ở độ tuổi từ 25 - 34 là hợp lí nhất vì ở lứa tuổi này tỉ lệ trẻ sơ sinh bị mắc bệnh Đao là rất thấp (11 -13 0/00) đồng thời ở lứa tuổi này người phụ nữ có sự trưởng thành về cơ quan sinh dục, trưởng thành về mặt xã hội nên có các đặc điểm phù hợp nhất để mang thai và sinh con.

Câu hỏi và bài tập (trang 88 SGK Sinh học lớp 9)

Câu 1 trang 88 SGK Sinh học 9: Di truyền tư vấn có những chức năng gì?

Trả lời:

Sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ đã hình thành một lĩnh vực mới của Di truyền học, đó là di truyền y học tư vấn.

Di truyền tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.

Câu 2 trang 88 SGK Sinh học 9: Các quy định sau đây dựa trên các cơ sở khoa học nào: nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng, những người có quan hệ huyết thống trong vòng bốn đời không được kết hôn với nhau dựa trên cơ sở khoa học nào?

Trả lời:

Cơ sở khoa học của điều luật quy định:

Nam giới chỉ được lấy một vợ còn nữ giới chỉ được lấy một chồng dựa trên cơ sở tỉ lệ giới tính nam/nữ 1 : 1 ở độ tuổi 18-35 (độ tuổi kết hôn và lập gia đình)

Cơ sở khoa học của điều luật quy định: những người có quan hệ huvết thống trong vòng bốn đời không được lấy nhau là:

Những người có quan hệ huyết thống trong 4 đời có sự tương đồng về mặt di truyền lớn, vì những gen lặn có hại có thể tổ hợp lại với nhau => đột biến gen lặn có thể được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình của thể đồng hợp lặn =>  tăng tỉ lệ xuất hiện các bệnh tật di truyền, suy thoái giống nòi.

Câu 3 trang 88 SGK Sinh học 9: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?

Trả lời:

Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 vì dễ sinh ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền (bệnh Đao) 0,33 – 0,42%.

Cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường vì khi môi trường bị ô nhiễm sẽ làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền => suy thoái giống nòi.

Lý thuyết Bài 30: Di truyền học với con người

I. Di truyền học tư vấn

- Di truyền học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ.

- Di truyền học tư vấn có chức năng: chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về khả năng mắc bệnh, tật di truyền ở đời con, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con không.

II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình

1. Di truyền học với hôn nhân

- Di truyền học là cơ sở khoa học cho các quy định trong luật hôn nhân và gia đình:

+ Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau, việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại biểu hiện ở cơ thể đồng hợp,20 – 30% số con của những cặp vợ chồng kết hôn gần bị chết hoặc mang các tật di truyền bẩm sinh.

+ Hôn nhân một vợ một chồng để cân bằng tỉ lệ nam nữ.

+ Không chẩn đoán giới tính thai của thai nhi để đảm bảo cân bằng tỷ lệ giới tính theo độ tuổi.

2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình

- Để đảm bảo cho xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình được xem như là quốc sách.

+ Độ tuổi thích hợp để sinh con là 24 – 34, vì lúc này cơ thể đã hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản ổn định nhất → con sinh ra khỏe mạnh.

+ Các bà mẹ không nên sinh con sau 35 tuổi, khi đó cơ thể bắt đầu lão hóa, sức khỏe sinh sản giảm sút → dễ dẫn đến các rối loạn di truyền gây ra các bệnh tật di truyền cho con.

+ Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 – 2 con, các lần sinh con không nên quá gần nhau: nên cách nhau tầm 5 năm → đảm bảo cuộc sống gia đình và sự chăm sóc cho trẻ được đầy đủ nhất.

III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

Giải Sinh Học 9 Bài 30: Di truyền học với con người (ảnh 2)

- Các tác nhân vật lý, hóa học trong tự nhiên hoặc do con người gây ra → tăng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... → đột biến gen, đột biến NST → các bệnh và tật di truyền.

Đánh giá

0

0 đánh giá