Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 18: Prôtêin mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 18: PRÔTÊIN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được thành phần hoá học của Prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.
- Trình bầy được chức năng của Prôtêin.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của Prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phát triển tư duy, lý luận, hệ thống hoá kiến thức.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
a. Nhóm năng lực chung:
- Năng lực tự học: cấu trúc, vai trò của Protein
- Năng lực tư duy, sáng tạo: liên hệ sự hình thành các từ trong bảng chữ cái với sự hình thành
các loại protein từ hơn 20 loại aa. Tính đa dạng và đặc thù của protein.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trình bày mô tả cấu trúc của protein.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: Tranh các bậc cấu trúc của Pr.
4. Các nội dung tích hợp - Trải nghiệm:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin; mối
quan hệ giữa gen và tính trạng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh phóng to H 18/54.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà tìm hiểu cấu trúc, chức năng của phân tử Pr.
3. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm:
Câu 1(NB): Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là:
A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N C. K, H, P, O, S , N D. C, O, N, P
Câu 2(TH): Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:
A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau
C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
D. Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 3(TH): Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:
A. Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại
B. Hai chuỗi axit min xoắn lò xo
C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại
D. Hai chuỗi axit amin
Câu 4(VD):Trâu, bò, ngựa, thỏ, …đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do:
A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
B. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
D. có quá trình trao đổi chất khác nhau.
III. Phương pháp dạy học
- Quan sát .
- Đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Ngày giảng | Lớp | Kiểm diện |
9A3 |
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- HS1: bài tập 3(53) Đáp án: ARN: -A-U-G-X-U-X-G-
- HS 2: bài tập 4(53) Đáp án: ADN: -T- A-X- A-A -X-T-G-
-A-T-G -T-T- G-A-X-
3. Các hoạt động dạy học: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc,
hoạt động sống của TB, biểu hiện thành các TT của cơ thể. Vậy Pr có cấu trúc và chức năng
như thế nào? Ta nghiên cứu tiết 18”Protêin”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Prôtêin (17 phút).
Mục tiêu: HS Phân tích được tính đa dạng và đặc thù của Prôtêin, Mô tả được các bậc của Prôtêin.
Phương pháp :HĐ nhóm, cá nhân
Phương tiện : Tranh H 18
Tiến hành :
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS đọc, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. HS: Tự nghiên cứu thông tin SGK/54 và trả lời. GV: Pr là hợp chất gì? Tạo nên từ những NTHH nào? HS có thể trả lời: Pr là HCHC được cấu tạo nên từ những nguyên tố hoá học C, O, H, N và 1 số nguyên tố khác). GV: Yêu cầu h/s quan sát tranh cấu tạo bậc 1 của Pr, liên hê với cấu tạo của ADN, ARN trả lời câu hỏi: + Nguyên tắc cấu tạo, khối lượng, kích thước của Pr? HS: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. HS có thể trả lời : - Nguyên tắc đa phân. - Khối lượng, kích thước lớn. GV bổ sung: Tính đặc thù của Pr còn biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian. Giảng về cấu trúc axitamin của Pr. Công thức của axitamin: NH2- CHR – COOH. - Các axitamin được nối với nhau bằng liên kết péptit. - Mỗi chuỗi péptit có hàng chục hàng trăm axitamin. GV nhấn mạnh: Cấu trúc bậc 1 là cấu trúc cơ bản, cấu trúc không gian phù hợp với thực hiện chức năng. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức. |
I. Cấu trúc của Prôtêin * Cấu trúc của Prôtêin: * Cấu trúc hóa học : - Pr là HCHC gồm 4 loại NTHH chính là C, O, H, N và 1số nguyên tố khác. - Pr thuộc loại đại phân tử, khối lượng và kích thước lớn( có thể dài 0,1micromet, khối lượng tới 1,5 triệu đvC) - Thuộc loại đa phân tử , đơn phân là axitamin (20 loại). * Cấu trúc không gian(Các bậc cấu trúc Prôtêin). - Cấu trúc bậc I: là chuỗi axitamin có trình tự xác định. - Cấu trúc bậc II: là chuỗi axitamin có vòng xoắn lò xo. - Cấu trúc bậc III: do cấu trúc bậc II cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. - Cấu trúc bậc IV: gồm 2 hay nhiều chuỗi axitamin kết hợp với nhau. => Cấu trúc bậc III, IV -> Bậc cấu trúc đặc trưng. - Pr đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axitamin và các dạng cấu trúc |
- Yêu cầu HS thảo l luận nhóm 3 phút : - Vì sao Pr có tính đa dạng và đặc thù? HS thảo luận nhóm, trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt ý. GV: Tính đặc thù của Pr được thể hiện qua cấu trúc không gian như thế nào? HS: Được thể hiện ở cấu trúc bậc III và bậc IV. GV: Chốt lại Kiến thức. HS Nghe giảng và ghi nhớ Kiến thức. |
không gian của phân tử Pr để thực hiện chức năng của chúng. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của Prôtêin (17 phút).
Mục tiêu: HS hiểu được chức năng của Prôtêin.
Phương pháp :HĐ nhóm chuyên gia, cá nhân
Phương tiện : Tranh H 18
Tiến hành :
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cấu tạo tế bào: + Cấu tạo các phần tế bào, phần nào có sự tham gia của Pr? HS nhớ lại kiến thức, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: - Gợi ý: Tế bào gồm 3 phần: + Màng có Pr + TBC có Pr + Nhân – NST (ADN, Pr) GV: yêu cầu HS đọc phần II: |
II Chức năng của Prôtêin. 1 Chức năng cấu trúc của Pr - Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan, màng sinh chất, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. - VD: Histon là loại Pr tham gia vào cấu trúc của NST. 2 Chức năng xúc tác các quá trình TĐC. - Quá trình trao đổi chất trong TB diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh được xúc tác bởi các enzim. |
- Chức năng của Pr? - HĐ nhóm 5 phút trả lời câu hỏi mục tam giác SGK- 55 Nhóm 1,2,3 câu 1, 2; Nhóm 3,4,5 câu 2 Sau thời gian thảo luận GV hình thành 6 nhóm mới mỗi nhóm có các thành viên của nhóm mới=> chia sẻ với nhau - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt. GV giảng giải: + Pr tham gia vào vận chuyển, quá trình vận chuyển ôxi được tiến hành nhờ Pr như Hêmôglôbin, ở ĐVCXS và Hêmôxiani ở ĐV không xương sống. + Vai trò tham gia BV cơ thể chống lại VK gây bệnh. + Vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, lúc thiếu gluxít, li pít, Pr được giải phóng để cung cấp NL cho quá trình hoạt động của TB. + Vai trò chống đỡ cơ học. +Vai trò truyền xung TK, Pr có vai trò trung gian trong phản ứng. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vỏ học. GV bổ sung: Còn 1 số chức năng bảo vệ cơ thể (kháng thể) tham gia vận động cho tế bào và cơ thể. GV: Chốt lại Kiến thức. HS nghe giảng và ghi nhớ. |
- Bản chất của enzim là Pr. - VD: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN có sự tham gia của enzim ARN- polimraza còn khi phân giải ARN thành các Nu thì có sự xúc tác của enzim ribonuclêaza. 3 Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất. Các hoóc môn phần lớn là Pr điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể. => Pr đảm nhiệm các chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của TB, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. |
4. Củng cố (4 phút):
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/56.
A Nêu tính đa dạng và tính đặc thù của Pr ?
B Vì sao nói Pr có vai trò quan trọng đối với TB và cơ thể?
C Bài tập 3/56 Trả lời: Đáp án a
D Bài tập 4/56 Trả lời: Đáp án d
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS học bài, làm bài tập theo SGK/56.
GV: Yêu cầu HS đọc mục em có biết, ôn lại bài ADN, ARN.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......