Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 15: ADN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+ Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng
và tính đặc thù của nó.
+ Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatxơn và F.Críc
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, đặt vấn đề, trực quan
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ:
+ Thân thiện và Trung thực trong thảo luận nhóm
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh: mô hình cấu trúc phân tử AND
- Hộp mô hình ADN phẳng
- Mô hình phân tử ADN
2. Chuẩn bị của học sinh:Đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV yêu cầu HS lên bảng vẽ 1 cái thang gồm đầy đủ chân thang và các bậc thang.
Sau khi HS vẽ xong GV giảng giải: 1 cái thang muốn vững chãi thì cần có sự liên
kết của các bậc thang với chân thang. GV sử dụng hình vẽ cái thang của HS để vẽ
thành sơ đồ của ADN. GV giới thiệu đoạn mạch ADN hoàn chỉnh gồm 2 mạch
song song được liên kết với nhau nhờ các cặp nucleotit. Vậy ADN là gì? Cấu tạo
và cấu trúc của nó như thế nào? Để tìm hiểu chúng ta cùng nghiên cứu chương III ,
bài 15. AND.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề
học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Mục tiêu:HS nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN B1: GV y/c học sinh nghiên cứu thông tin SGK và nêu thành phần hoá học của ADN ? - HS tự thu nhận và xử lí thông tin và nêu được : + Gồm các nguyên tố : C , H , O , N , P. + Đơn phân là nuclêôtít. B2: GV y/c HS đọc lại thông tin. Quan sát và phân tích H 15 và thảo luận: ? Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng Ví dụ: với 24 chữ cái viết được vô số các từ, câu khác nhau. B3: Các nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời: + Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần của các loại nuclêôtít + Cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtít tạo nên tính đa dạng. B4: GV hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh: Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN |
I. CẤU TẠO HOÁ HỌC CỦA PHÂN TỬ ADN - Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P - ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít (gồm 4 loại A, T , G, X ) - Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtít. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật. |
Hoạt động 2: Mục tiêu: HS mô tả được cấu trúc không gian của AND và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp Nucleotit B1: GV y/ c HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 15 và mô hình phân tử ADN và mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ? - HS quan sát hình, đọc thông tin ghi nhớ kiến thức. - 1 HS lên trình bày trên tranh (mô hình) lớp theo dõi, bổ sung. B2: Từ mô hình ADN - Gv y/c HS thảo luận: ? Các loại nuclêôtít nào liên kết với nhau thành cặp - HS nêu được các cặp liên kết : A - T ; G - X . B3: GV cho trình tự một mạch đơn - y/c HS lên xác định trình tự các nuclêôtít ở mạch còn lại ? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung - HS vận dụng nguyên tắc bổ sung - ghép các nuclêôtít ở mạch 2. B4: GV nhấn mạnh: tỉ số trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc trưng cho loài. - HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời. |
II.CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải - Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A0 chiều cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtít. - Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: + Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì, được trình tự đơn phân của mạch còn lại. + Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: A = T ; G = X -> A + G = T + X |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1.Cho một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp như sau:
- A – T – G – X – T – A – G – T – X-
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
2.Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK .
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
1.Xác định trình tự nucleotit trên mạch đơn của phân tử ADN khi biết trình tự
nucleotit trên 1 mạch: Dựa vào nguyên tắc bổ sung A-T, G-X và ngược lại.
2.Tính số nucleotit, chiều dài, khối lượng, chu kì xoắn, số liên kết hidro, số liên kết
hóa trị của gen.
- Tổng số nucleotit của gen: N=A+T+G+X
Luôn có: A=T; G=X -> %A + %G = 50%
-A+G = T+X=A+X=T+G=N/2
- Nếu biết:
+ Tổng 2 loại nucleotit =N/2 hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ
sung hoặc cùng nhóm bổ sung(A=T=G=X)
+ Tổng 2 loại nucleotit khác N/2 hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm
bổ sung(A=T=G=X)
Trên mỗi mạch: A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2.
A=T=A1 + A2= T1+ T2.
G=X= G1+ G2= X1 +X2
+Chiều dài (L) của gen là: L= N/2 x 3,4 (A0).
+Khối lượng (M) của ADN (gen) là: M=Nx300(đvC)
+ Số chu kì xoắn (C) của ADN (gen): C=N/20.
+Số liên kết hidro (H): A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro; G liên kết với X
bằng 3 liên kết hiđro -> H= 2A+3G=2T+3X
+ Liên kết giữa các nucleotit trên mỗi mạch theo chiều dọc là liên kết hóa trị -> Lk
hóa trị = N-2 ( N/2-1 + N/2-1)
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. ADN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học:
a.Ca, P,N,O,H. b.C,O,H,N,P
c.Ba, N,P,O,H c.C,Na, O, H, P
2.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của ADN:
a.Là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
b.Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân,với 4 loại là A, T, G,
X.
c. Được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P.
d.Có một mạch xoắn đơn.
3.Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân của ADN?
a.Uraxin b.Adenin c.Timin d.Xitoxin
4.Trên phân tử ADN, mỗi chu kì xoắn có chiều dài ( đơn vị là A0) là:
a.3,4 b.34 c.340 d.20
5. Trong cấu trúc mạch kép của phân tử ADN, liên kết hidro được hình thành giữa
những loại nucleotit nào sau đây?
a.A-G,T-X và ngược lại. b.A-A,T-T,G-G,X-X
c.A-X,T-G và ngược lại d.A-T,G-X và ngược lại
6.ADN có cấu trúc mạch kép và xoắn theo chu kì, mỗi vòng xoắn có đường
kính(A0) là:
a.20 b.10 c.50 d.34
7.Một đoạn của phân tử ADN có trình tự nucleotit như sau:
- A-T-G-X-X-A-T-G
a.- T-A-X-G-G-T-A-X- c.- G-X-A-T-T-G-X-A- |
b. - U-A-X-G-G-U-A-X d. - T-A-G-A-T-X-A-G- |
8. Một gen có 3000 nucleotit
(1) Chiều dài của gen(A0) là:
a.5100 b.10200 c.1500 d.4080
(2) Khối lượng của gen (đvC)là:
a.4500000 b.900000 c.10200 d.6000000
(3) Số chu kì xoắn của gen là:
a.15 b.10 c.150 d.340
9.Một gen có 2400 nucleotit, trong đó số nu loại A chiếm 30%. Số nucleotit mỗi
loại của gen là:
a.A=T=525;G=X=225 b.A=T=225;G=X=525
c.A=T=480;G=X=720 d.A=T=720;G=X=480
10.Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định ?
a.Số lượng, thành phần, và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN
b.Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
c.Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trong phân tử ADN
d.Cả b và c
11.Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây đúng:
a.A+T=G+X d.A+T+G= A+X+T |
b.A+G=T+Xc.A=T,G=X e. A+X+T=G+X+T |
4. Dặn dò: (1 phút)
Học bài theo nội dung SGK
Làm câu hỏi 1,2,3, 4 vào vở bài tập (câu 5,6 giảm tải, chỉ tham khảo)
Đọc mục “Em có biết”