Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất

Tải xuống 7 2.3 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                          BÀI 16: ADN - BẢN CHẤT CỦA GEN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
-Trình bày được cơ chế của sự tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc BS, bán bảo toàn.
- Nêu được bản chất hoá học của gen.
- Phân tích được chức năng ADN.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, lý luận, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
a. Nhóm năng lực chung:
- Năng lực tự học: quá trình tự nhân đôi của ADN, bản chất của gen, chức năng của ADN.
- Năng lực giao tiếp: trao đổi thảo luận nhóm khi hoàn thành các phiếu học tập, nhiệm vụ
được giao.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: phim sự tự nhân đôi của AND.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN trên sơ đồ.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: Tranh ảnh, sơ đồ không gian ADN.
- Tìm mối liên hệ: mối quan hệ giữa 2 mạch đơn của gen.
- Tính toán: tìm tính chiều dài, số nu, số nu mỗi loại trên gen.
-Viết trình tự nu của một mạch khi biết trình tự nu trên mạch kia của gen.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: Qua quá trình tự nhân đôi của ADNlà cơ sở phân tử của hiện
tượng di truyền, duy trì ổn định các đặc tính di truyền của loài qua các thế hệ -> Lối sống có
trách nhiệm yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng, trân trọng gìn gữ tình cảm gia đình hạnh
phúc.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN .
- Bảng phụ : Bài tập 4 SGK.
2. Học sinh:
- Kiến thức về nguyên phân, giảm phân; Chuẩn bị bảng nhóm.
- Nghiên cứu Các hoạt động dạy học, học bài cũ.
3. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm
Câu 1(NB). Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:
a. Bên ngoài tế bào. b. Bên ngoài nhân. c. Trong nhân tế bào. d. Trên màng tế bào.
Câu 2(TH). Sự nhân đôi ADN xảy ra vào kì nào của nguyên phân?
a. Kì trung gian. b. Kì đầu. c. Kì giữa. d. Kì sau và kì cuối.
Câu 3(TH). Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
a. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ.
b. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ.
c. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ.
d. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ.
Câu 4(VD): Một gen nhân đôi 3 lần tạo ra bao nhiêu gen con?
a. 4 b. 8. C. 12 d. 16
III. Phương pháp dạy học Quan sát tìm tòi, hỏi đáp nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy
1
.Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
Đáp án:
- Các Nu liên kết theo chiều dọc tạo thành 2 mạch xoắn quanh 1 trục theo chiều từ trái qua
phải (xoắn phải).
+ Mỗi chu kì xoắn là 10 cặp Nu (cao 34 A
o).
+ Đường kính vòng xoắn là 20A
o.
- Các Nu giữa 2 mạch đối diện liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:
+ A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hoá học;
+ G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hoá học và ngược lại.

Câu 2. Một đoạn phân tử ADN có trình tự mạch 1 như sau:
-A-T-G-X- T-X-A-Ta. Viết trình tự các Nu của mạch còn lại?
b. Tính chiều dài của đoạn ADN trên?
Đáp án:
a. Theo nguyên tắc bổ sung các Nu trong 2 mạch của phân tử ADN là: A liên kết với T;
G liên kết với X.
Vậy trình tự các Nu của mạch ADN còn lại là: - T-A-X-G-A-G-T-Ab. Chiều dài của đoạn ADN trên:
- Đoạn mạch trên gồm 8 cặp Nu, mà mỗi cặp có chiều dài là 3,4 A
o.
- Vậy chiều dài của đoạn ADN trên là: 3,4 x 8 = 27,2A
o.
3. Các hoạt động dạy học:
ADN và Pr cấu trúc nên NST, mà NST lại là cấu trúc mang gen. Vậy ADN và gen có mối
quan hệ như thế nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào? (15 phút)
Mục tiêu: HS mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
Phương pháp :HĐ nhóm chuyên gia, Đàm thoại.
Phương tiện : Tranh H 16, bảng phụ
HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN.
Tiến hành :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ cá nhân
GV nhắc lại NST, ADN và Protein loại histon:
+ NST có đặc tính cơ bản nào trong NP và GP?
+ Vậy ADN có những đặc tính này không?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- HĐ thảo luận nhóm 4 phút
- GV treo tranh H16.1 yêu cầu HS quan sát hình, nghiên
cứu thông tin SGK/48, quan sát mô hình, thảo luận nhóm :
- GV phân công nhiệm vụ: Nhóm 1,2,3 thảo luận câu:
I. ADN tự nhân đôi theo những
nguyên tắc nào?
- Phân tử ADN có cấu trúc 2
mạch Nu bổ sung cho nhau, nhờ
đó ADN có đặc tính tự nhân đôi
theo đúng khuân mẫu ban đầu.
- Vị trí, thời gian: diễn ra trong
nhân TB tại NST ở kì trung gian.

 

+ Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu? Vào kì nào
trong quá trình phân bào? Chia thành mấy giai đoạn ?
+ Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên mấy mạch ADN?
Nhóm 4,5,6 thảo luận câu:
+
Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp?
+ Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế
nào?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh H16 thảo
luận nhóm trả lời câu hỏi, sau đó GV thành lập 6 nhóm
mới đảm bảo có đủ thành viên của hai nhóm cũ sau đó
cho các nhóm trao đổi kiến thức đã thu được trong 2 phút,
đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt KT:
- Diễn ra tại nhân TB, vào kì trung gian của quá trình phân
bào.
- Chia làm 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: 2 mạch đơn tách nhau tạo 2 mạch khuôn.
- Giai đoạn 2: Các Nu của môi trường nội bào bổ sung với
các nu trên 2 mạch khuôn.
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên cả hai mạch đơn.
- Các Nu trên mạch khuôn và môi trường nội bào liên kết
theo NTBS: A – T ; T – A ; G – X ; X – G.
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế
sau :
- Hai mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên
mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
GV:
NX gì về cấu tạo của ADN mẹ và 2 ADN con?
GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức, yêu cầu HS:
-
Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?
- Quá trình tự nhân đôi:
+ 2 mạch ADN tách nhau theo
chiều dọc.
+ Các Nu mạch khuôn liên kết
với Nu tự do theo NTBS, 2 mạch
mới của ADN con dần hình thành
dựa trên mạch khuôn của ADN
mẹ theo chiều ngược nhau.
=> Kết quả là 2 phân tử ADN con
được hình thành giống hệt ADN
mẹ.

 

HS: khái quát kiến thức, trình bày trên tranh, lớp nhận xét,
bổ sung.
GV: nhận xét, chốt ý, cho hs làm bài tập sau
:
Bài tập
: 1 đoạn mạch có cấu trúc :
– A – G – T – X – X – A –
– T – X – A – G – G – T –
- Hãy viết cấu trúc của 2 đoạn mạch ADN con được tạo
thành từ đoạn ADN trên ?
Đáp án: Đoạn 1: – A – G – T – X – X – A
– T – X – A – G – G – T –
Đoạn 2: Tương tự trên
GV hỏi :
Vậy quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên
tắc nào ? (
Khuôn mẫu, bổ sung, giữ lại 1nửa.)
GV giải thích thêm về các thành phần tham gia vào quá
trình tự nhân đôi ADN.
- Nguyên tắc:
+ Khuân mẫu: Mạch mới của
ADN con được tổng hợp dựa trên
mạch khuôn ADN mẹ.
+ Các Nu ở mạch khuôn liên kết
với các Nu tự do trong MT nội
bào theo NTBS (A – T ; T – A ;
G – X ; X – G).
+ Giữ lại 1 nửa của ADN mẹ
mạch mới còn lại là mạch mới
được tổng hợp.
=> Quá trình tự nhân đôi của
ADN hình thành trên chất nền
của Prôtêin, tạo nên 2 Crômatít.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của gen (10 phút)
Mục tiêu: HS nắm được bản chất của gen
Phương pháp : Đàm thoại.
Phương tiện :
Tiến hành :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS HS nghiên cứu thông tin mục II. SGK.
- Gen là gì?
GV nhận xét, nhấn mạnh:
- Bản chất hóa học của gen là ADN.
II. Bản chất của gen
- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN
có chức năng DT xác định.

 

- Gen nằm trên NST, 1 phân tử ADN gồm nhiều gen.
-
Căn cứ vào đâu mà gen được phân thành nhiều loại?
HS nêu được: Tùy theo chức năng.
GV thông báo: Các gen thường được phân thành hai loại
chính, đó là gen cấu trúc và gen điều hòa.
Gen có chức năng gì?
HS nghiên cứu SGK, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
GV bổ sung: Nắm được cấu trúc của gen xác định được
trình tự Nu trên gen có nhiều ứng dụng trong y học và
chọn giống. VD tổng hợp Isulin nhân tạo.
- Bản chất hoá học của gen là
ADN.
- Gen cấu trúc: Là một đoạn phân
tử ADN mang thông tin di truyền
quy định cấu trúc 1 loại Pr.

Hoạt động 3: Chức năng của ADN (9 phút)
Mục tiêu: HS nêu được chức năng của ADN.
Phương pháp : Đàm thoại.
Phương tiện :
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV: Gọi HS đọc phần III.
HS: 1HS đọc, HS khác nghe, ghi nhớ.
- ADN có chức năng gì?
HS: nghiên cứu SGK, trả lời.
GV phân tích 2 chức năng của ADN:
ADN lưu giữ thông tin di truyền dưới dạng mật mã di
truyền (trình tự, số lượng, thành phần các Nu).
ADN truyền đạt thông tin di truyền qua 2 cơ chế: Tự
nhân đôi (tự sao), sao mã (tổng hợp ARN).
GV nhận xét, bổ sung kiến thức, chốt ý:
Nhờ khả năng tự nhân đôi nên ADN thực hiện được
sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào
III. Chức năng của ADN
- Lưu giữ thông tin di truyền
- Truyền đạt thông tin di truyền
qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

 

và cơ thể → cơ sở cho tự nhân đôi của NST, duy trì
được các đặc tính của loài ổn định, đảm bảo cho sự
sinh sôi nảy nở liên tục của sinh vật.
HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: Qua quá trình tự nhân đôi
của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền,
duy trì ổn định các đặc tính di truyền của loài qua các
thế hệ -> Lối sống có trách nhiệm yêu thương anh em
ruột thịt, họ hàng, trân trọng gìn gữ tình cảm gia đình
hạnh phúc.

4. Củng cố (4 phút):
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị để củng cố kiến thức
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/50.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 4/50
Trả lời
* ADN con 1: Mạch 1 (cũ) – A – G – T – X – X – T –

Mạch mới
* ADN con 2: Mạch mới
- T - X - A – G – G – A –
- A – G – T – X – X – T –

Mạch 2 (cũ) - T – X – A – G – G – A –
Nghiên cứu trước Bài 17 ”Mối quan hệ giữa gen và ADN”.
Bài tập làm thêm :
Một gen có A = T = 600 nuclêôtit, G = X = 900 nuclêôtit. Khi gen tự nhân
đôi 1 lần môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
Đáp án: A = T = 600; G =X = 900.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...................
.......................................................................................................................................................................................................................................
......
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống