Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất

Tải xuống 9 1.6 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                    CHƯƠNG III: ADN – GEN
1. Kiến thức
:
- Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng
của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick.
- Học sinh phải nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc trưng và đa
dạng của nó; Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
- Học sinh trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN; Nêu được bản chất hoá
học của gen; Phân tích được các chức năng của ADN.
- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen (1 đoạn phân tử ADN)
ARN prôtêin
tính trạng.
2. Kĩ năng:
- Phát triển khả năng quan sát
- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, lý luận, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
- Gây được hứng thú cho HS. Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo. Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực kiến thức sinh học: ADN, gen.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
- Năng lực tính toán. Năng lực tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin và
mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
                                                                                 

                                                                                 BÀI 15: ADN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đặc thù và tính đa dạng của
nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình T. Oatsơn và FCrích và chú ý đến
nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêotít.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, lý luận, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự tìm hiểu nghiên cứu các kiến thức về cấu tạo hóa học, cấu trúc không
gian của AND, tính đa dạng và đặc thù của AND.
- Năng lực giải quyết vấn đề: hệ quả của NTBS.
- Năng lực giao tiếp: trao đổi thảo luận nhóm khi hoàn thành các phiếu học tập, nhiệm vụ
được giao.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: liên hệ sự hình thành các từ từ bảng chữ cái với sự hình thành các
loại AND từ 4 loại nu.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: tranh cấu trúc không gian của AND,
phim sự tự nhân đôi của AND.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trình bày mô tả về cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của
AND.
- Năng lực tính toán: tính chiều dài, số nu, số nu mỗi loại trên gen. – Vận dụng kiến thức: Liện
hệ kiến thức giải thích cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: Tranh ảnh, sơ đồ không gian ADN.
- Tìm mối liên hệ: mối quan hệ giữa 2 mạch đơn của gen.
- Tính toán: tìm tính chiều dài, số nu, số nu mỗi loại trên gen.
-Viết trình tự nu của một mạch khi biết trình tự nu trên mạch kia của gen.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Tranh mô hình cấu trúc phân tử ADN
2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà.
3. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm
Câu 1(NB):
Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg
Câu 2(NB): Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, D, R, T D. U, R, D, X
Câu 3 (TH): Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
A. đưa đến sự nhân đôi của NST. B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử. D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
Câu 4(TH): Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
Câu 5(VD): Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng
số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.
A. 35% B. 15% C. 20% D. 25%
Câu 6(VD): Một gen có chiều dài 2193 Å, quá trình nhân đôi của gen đã tạo ra 64 mạch đơn
trong các gen con, trong đó có chứa 8256 nuclêôtit loại T.
Số lần phân đôi của gen trên là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Đáp án:1B; 2B; 3A; 4C; 5A; 6C.
III. Phương pháp dạy học
Q/s tìm tòi, hỏi đáp nêu vấn đề, PP trực quan, Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1
. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của di truyền liên kết?
- Đáp án:
+ Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định
bởi các gen trên NST.
+ Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
+ Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng
được quy định bởi các gen trên cùng NST.
3. Các hoạt động dạy học:
ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất
hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng DT ở cấp độ phân tử. Vậy cấu tạo
hoá học và cấu trúc không gian của phân tử ADN như thế nào. Để trả lời được câu hỏi này ta
đi nghiên cứu bài hôm nay tiết 15 ADN.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo hoá học của phân tử ADN (17 phút)
Mục tiêu: HS giải thích được vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù.
Phương pháp :HĐ nhóm chuyên gia, Đàm thoại.
Phương tiện : Tranh H 15.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ cá nhân
GV treo tranh cấu tạo phân tử ADN giải thích các
thành phần: Gồm 2 mạch trên mạch có các Nu màu
vàng, xanh, đỏ…
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, hình vẽ hỏi:
Hãy nêu thành phần hoá học của ADN ?
HS trả lời.
I. Cấu tạo hoá học phân tử ADN
- Vị trí: Trong nhân tế bào và 1 số bào
quan (ti thể, lục lạp).
- Thành phần hóa học: gồm các
nguyên tố C, H, O, N và P.

 

GV Đây chỉ là 1 đoạn của ADN => Nhận xét kích
thước phân tử ADN so với các phân tử hữu cơ, vô cơ
đã học trong môn hoá học?
ADN có khối lượng, kích thước như thế nào?
ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào ?
HS nghiên cứu thông tin mục SGK45, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- Vị trí của ADN.
- Thành phần cấu tạo của 1nuclêôtit.
- Liên kết giữa các nuclêôtit trên 1 mạch đơn đảm
bảo cấu trúc ADN ổn định.
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan hình
H15/45:
Cho biết các hình màu xanh, đỏ trên 2 mạch của
ADN đựơc gọi là các Ncleôtít, vậy có mấy loại Nu?
HS: Dựa vào thông tin SGK/45 và trả lời câu hỏi
(gồm 4 loại Nu là A, T, G, X).
GV:
Các Nu có mối quan hệ như thế nào?
( Các Nu liên kết theo chiều dọc, ngang.)
GV yêu cầu học sinh:
Quan sát tranh SGK, so sánh,
trình tự, số lượng, thành phần các Nu trên mô hình
với H15 SGK?
So sánh mô hình và H15 nhận xét: Khác nhau về số
lượng, tỉ lệ các loại Nu và trình tự sắp xếp các loại
Nu trên mạch.
GV Giả sử trình tự các nuclêôtit trên 4 đoạn mạch
ADN như sau:
1. ATG XAT GXA TGX 2. ATG XAT GXA T
3. GXG XAT GXA T 4. XGX GTA XGT A
- ADN thuộc loại đại phân tử có kích
thước và khối lượng lớn.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit
(thuộc 4 loại A, T, G, X).
- Trên 1 mạch đơn, các nuclêôtit liên
kết với nhau tạo thành chuỗi
pôlinuclêôtit nhờ các liên kết bền
vững.

 

Các đoạn mạch ADN trên khác nhau ở những điểm
nào?
HS quan sát, đối chiếu, trả lời:
- (1) khác với (2), (3), (4) về số lượng nuclêôtit.
- (2) khác với (3) về 2 nu đầu tiên (khác về thành
phần nuclêôtit).
- (3) khác (4) về trình tự sắp xếp các nuclêôit.
GV:
Trong các thành phần khác nhau của 1 loài sinh
vật, các ADN có giống nhau không?
HS có thể trả lời: Không giống nhau, chỉ cùng số
lượng, thành phần các loại Nu, nhưng khác nhau về
trình tự sắp xếp của các Nu.
Tính đa dạng và đặc thù của ADN do yếu tố nào
quyết định?
HS dựa vào ví dụ, thông tin SGK, nêu được do – số
lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- HĐ thảo luận nhóm 3 phút :
-
Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Sau đó đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét=> Gv chốt KT.
- Phương án HS có thể trả lời :
+ Vì ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4
loại đơn phân khác nhau.
+ Tính đặc thù do số lượng, thành phần, trình tự sắp
xếp các nuclêôtit.
+ Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại
nuclêôtit.
- ADN có tính đa dạng và đặc thù do
thành phần, số lượng và trình tự sắp
xếp của các loại nuclêôtit.
=> Tính đa dạng và đặc thù của ADN
là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và
đặc thù của SV.

 

GV: Giảng cấu trúc theo nguyên tắc đa phân khác
nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho
ADN.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử ADN (15 phút)
Mục tiêu: HS mô tả được cấu trúc không gian của ADN.
Phương pháp :HĐ nhóm, Đàm thoại, quan sát tìm tòi….
Phương tiện : Tranh H 15
Hiểu được NTBS, hiệu quả của ADN.
Tiến hành :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ thảo luận nhóm: 3 phút
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát mô hình,
H.15 để mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN.
GV yêu cầu HS quan sát tranh và mô hình cấu trúc của
ADN, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời các
câu hỏi:
Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Sau đó
đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét=> Gv chốt
KT.
- Phương án HS có thể trả lời :
+ 2 mạch song song.
+ Xoắn từ trái sang phải (xoắn phải).
+ Mỗi chu kí xoắn là 10 cặp Nu. Đường kính 20 A
o.
GV hỏi:
Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành
cặp?
II. Cấu trúc không gian của
phân tử ADN
1. Cấu trúc không gian của
ADN
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn
kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều
đặn quanh một trục theo chiều từ
trái sang phải (xoắn phải).
- Mỗi vòng xoắn có đường kính
20A
0, chiều cao là 34A0 gồm 10
cặp Nu.
- Các Nu trên 2 mạch liên kết với
nhau theo nguyên tắc bổ sung A
chỉ liên kết với T, G chỉ liên kết
với X và ngược lại.
2. Hệ quả của NTBS
- Do tính chất bổ sung của 2
mạch, nên khi biết trình tự đơn

 

Giả sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch của ADN
như sau: (GV tự viết lên bảng) hãy xác định trình tự các
nuclêôtit ở mạch còn lại?
HS HĐ cá nhân suy nghĩ, trả lời:
Phương án HS có thể trả lời + Các nuclêôtit liên kết thành
từng cặp: A-T; G-X (nguyên tắc bổ sung).
+ HS vận
dụng nguyên tắc bổ sung để xác định mạch còn lại.
GV yêu cầu tiếp:
Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
HS trả lời dựa vào thông tin SGK.
GV: Nếu gọi N là thông số của ADN => Số liên kết hoá
học được tính như thế nào?
GV thông báo: Mỗi Nu cao 3, 4 A
o.
=> L
ADN = ?
HS: L
ADN = N/2 x 3,4 ( số nu 1 mạch = 3,4 Ao).
GV: Giảng cho HS hiểu và chốt lại kiến thức.
HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở.
GV đưa ra VD :
Một phân tử ADN có 15.000.000 Nu ?
a) Hãy tính chiều dài của ADN ?
b) Số chu kì xoắn?
L = N/2.3,4 = (15.000.000 : 2) x 3,4
- Số chu kì xoắn 15.000.000/20.
phân của một mạch thì suy ra
được trình tự của mạch còn lại.
- Tỉ lệ các loại đơn phân trong
phân tử ADN là:
A = T; G = X.
=> A+ G = T + X
- Liên kết Hiđrô:
H = 2A+3G = 2T+3X.
- Công thức:
L
ADN = N/2 x 3,4(Ao).
C = N/20 ( hoặc = L/34).
N= L/3,4. 2 (hoặc = C. 20) Nu.

4. Củng cố (5 phút):
- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị.
- GV: Gọi 3 HS lên bảng viết mach đơn bổ sung cho các mạch đơn sau:

                                       1. – A – T – G – G – X – X – T – A – G – T-
                                       2. – A – T – G – X – G –T – A – G – T – X –
                                       3. – A – T – G – G – X – T – A – G – T – T –

5. Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút):
- GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo SGK/47.
- Đọc thông tin mục “Em có biết”, đọc trước nội dung Bài 16: ADN và bản chất của gen.
- Đối với HS khá, giỏi, GV hướng dẫn làm bài tập sau:
Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A
1= 150; G1 = 300. Trên mạch 2 có A2 = 300; G2 = 600.
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
..........................
.......................................................................................................................................................................................................................................
....
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống