Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 15: ADN mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng
- Phân tích được thành phần hóa học của ADN, đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oat xơn và F. Crick.
2/ Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng thảo luận theo nhóm.
3/ Thái độ: Yêu thích bộ môn
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên:
2/ Học sinh: Đọc trước bài
III/ Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
a. Mở bài: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
b. Nội dung
Hoạt động 1: Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- GV treo tranh phóng to (hay bật máy chiếu) hình 15 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc SGK để thực hiện SGK: ? Nêu thành phần hoá học của ADN. ? Nhận xét gì về khối lượng, kích thước của ADN. ? Vì sao nói ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. GV: Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của các loài vật. ADN chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định, đặc trưng của loài. Tóm lại: cấu trúc theo nguyên tắc đa phân đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN. ? Tính trạng do gen quy định, gen lại có liên quan chặt chẽ với ADN. Sự hiểu biết này giúp ta giải thích như thế nào về nguồn gốc thống nhất của inh giới cũng như tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. GV: ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo hoá học thống nhất: do 4 loại nu tạo nên. Đây là 1 bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. - Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. |
- Từng HS quan sát tranh, đọc SGK và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi của SGK. Một vài nhóm trình bày các câu trả lời, các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng. * Kết luận: + Tính đặc thù của ADN là số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit quy định. + Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. |
KL |
1.Cấu tạo hoá học của phân tử ADN - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P - ADN là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân (Nuclêôtit).Có 4 loại Nu: Ađênin (A), Timim (T), Guanin (G) và Xytôzin (X) - Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp 4 loại Nu tạo nên tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN. - Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. |
Hoạt động 2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Cho HS quan sát lại tranh phóng to hình 15 SGK và phân tích cho HS thấy rõ: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi chu kì xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit. ĐK vòng xoắn là 20 A0. - Yêu cầu HS thực hiện lệnh s SGK. ? Phân tử ADN có cấu trúc như thế nào. ? Các loại nu nào trên 2 mạch đơn của ADN liên kết với nhau thành từng cặp. Liên hệ với đường kính vòng xoắn, giải thích tại sao phải liên kết theo kiểu đó. GV: Chiều dài của A + T = chiều dài của G + X = đường kính vòng xoắn. ? Nếu chỉ căn cứ vào kích thước thì A + X = G + T; còn yếu tố nào làm cho A bắt buộc phải liên kết với T, G phải liên kết với X. GV: Số liên kết hiđrô. ? Xác định trình tự các đơn phân trên mạch ADN (theo SGK-46) GV: khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit của mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia. - Theo NTBS, có nhận xét gì về tỉ lệ các nuclêôtit trong phân tử ADN? ? Thế nào là nguyên tắc bổ sung. ? Vì sao mô hình Oaxtơn và Cric được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của TK XX. GV: Với cấu trúc theo kiểu này, hai mạch đơn của ADN có thể dễ dàng tách nhau ra, mỗi mạch đơn lại lắp ghép các nu mới cũng theo nguyên tắc bổ sung để tạo ra 2 phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ; đó chính là cơ sở của sự sao chép các tính trạng của đời trước cho đời sau (mà chúng ta sẽ học kĩ trong bài 16). |
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời. Đại diện một vài nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung và dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu được đáp án đúng.
+ Trình tự đơn phân trên mạch tương ứng là: T- A- X -X - G - A - T - X - A - G
- Từng HS độc lập suy nghĩ trả lời. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu lên được: A + G = T +X. Tỉ lệ: trong các ADN khác nhau và đặc trưng cho loài. |
KL |
2.Cấu trúc không gian của phân tử ADN -ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn xoắn song song theo chiều từ trái sang phải, chiều dài của mỗi vòng xoắn là 34A0 và đường kính 20A0 gồm 10 cặp Nu. + Các loại nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), A của mạch đơn này LK với T của mạch đơn kia bằng 2 LK hiđrô, G của mạch đơn này Lk với X của mạch đơn kia bằng 3 LK hiđrô và ngược lại. |
4/Củng cố :
5/ Dặn dò :