Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512

Tải xuống 9 1.2 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết KHDH: Ngày soạn:
Tuần dạy: Lớp dạy:
                                                                                    Bài 6. PHẢN XẠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Hiểu được 5 thành phần của cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ
cụ thể.
2. Năng lực
-
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung  Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
G
iúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: dạy học nhóm, phương pháp thuyết trình, phương
pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan.
- Hình thức tổ chức dạy học: lên lớp, thảo luận.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV:
-Tranh vẽ: Nơron và hướng lan truyền xung thần kinh, cung phản xạ.
- Sơ đồ: Vòng phản xạ.
* HS : Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra miệng
Thu báo cáo thực hành.
3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo
tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển
năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
GV yêu cầu HS thảo luận
theo nhóm (2 HS) để trả
lời các câu hỏi sau:
+ Nêu thành phần và cấu
tạo mô thần kinh.
- HS thảo luận và trả lời.

 

+ Mô tả cấu tạo của một
noron?
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS
ở 2 nhóm khác nhau trả
lời.
- GV phân tích báo cáo
kết quả của HS theo
hướng tạo mâu thuẫn
trong nhận thức để dẫn
dắt đến mục hình thành
kiến thức.
- HS báo cáo kết quả
theo sự hướng dẫn của
GV.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron
a) Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa,
hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS nghiên cứu
SGK, H6.1 và trả lời câu
hỏi: Hãy mô tả cấu tạo
của một nơron điển
hình?
? Gắn chú thích vào tranh
câm cấu tạo noron và mô
=> HS trả lời, GV cho
lớp trao đổi hoàn thiện
kiến thức.
- 1 HS lên bảng gắn chú
thích.
I. Cấu tạo và chức năng
của nơron
a. Cấu tạo của nơron
- Nơron gồm:
+ Thân chứa nhân, xung
quanh là các tua ngắn gọi
là sợi nhánh.
+ Tua dài gọi là sợi trục có
bao miêlin

 

tả cấu tạo một noron điển
hình?
- Gv treo tranh cho hs
nhận xét và rút ra kết
luận.
bao miêlin tạo nên các eo
ranvier chứ không phải
nối liền.
- Nơron có chức năng gì?
=> HS quan sát H.6.2,
nhận xét. HS khác bổ
sung, hoàn thiện kiến
thức.
=> HS nghiên cứu thông
tin SGK, thảo luận nhóm
hoàn thành bảng về các
loại nơron, xác định vị trí
và chức năng của mỗi
loại nơron.
b. Chức năng của nơron
- Cảm ứng là khả năng
tiếp nhận kích thích và
phản ứng lại kích thích
bằng hình thức phát sinh
xung thần kinh.
- Dẫn truyền xung thần
kinh là khả năng lan
truyền xung thần kinh
theo một chiều nhất định.
c. Các loại nơron:
+ Nơron hướng tâm
(Nơron cảm giác).
+ Nơron trung gian
(Nơron liên lạc).
+ Nơron li tâm (Nơron vận
động).
HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu cung phản xạ
a) Mục tiêu:
- Hiểu được 5 thành phần của cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví
dụ cụ thể.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa,
hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Vẽ được cung phản xạ

 

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV lấy một số ví dụ về
phản xạ, phân tích ( VD:
Khi tay chạm vào vật
nóng thì ngay lập tức rụt
tay lại) và đặt câu hỏi:
Phản xạ là gì? Lấy thêm
một vài ví dụ để làm rõ
khái niệm?
- GV nhận xét, bổ sung,
yêu cầu HS tự rút ra kết
luận.
* GV nhấn mạnh: mọi
hoạt động của cơ thể đều
là phản xạ. Kích thích có
thể từ môi trường ngoài
hoặc trong cơ thể.
- GV chiếu H.6.2, yêu cầu
HS quan sát, nghiên cứu
thông tin SGK trả lời câu
hỏi:
+ Có những loại nơron
nào tham gia vào cung
phản xạ?
+ Các thành phần của môt
cung phản xạ?
+ Cung phản xạ là gì?
+ Cung phản xạ có vai trò
gì?
- HS nghiên cứu thêm
thông tin SGK (trang 21)
thảo luận nhóm thống
nhất ý kiến, trình bày.
Lớp trao đổi, hoàn thiện.
=> HS hoạt động, trả lời
các câu hỏi. Yêu cầu trả
lời được: Có 3 loại nơron,
5 thành phần, đường dẫn
truyền xung thần kinh,...
II. Cung phản xạ
a. Phản xạ:
- Phản xạ là phản ứng của
cơ thể trả lời các kích thích
của môi trường dưới sự
điều khiển của hệ thần
kinh.
b. Cung phản xạ:
- Cung phản xạ là đường
dẫn truyền xung thần kinh
nhằm thực hiện một phản
xạ.
- Cung phản xạ gồm 5
thành phần:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Nơron hướng tâm.

 

- GV đánh giá, bổ sung
hoàn thiện kiến thức.
* Câu hỏi củng cố: Hãy
giải thích phản xạ kim
châm vào tay, rụt tay lại.
+ TWTK (Nơron trung
gian).
+ Nơron li tâm.
+ Cơ quan phản ứng.
Mục II.3. Vòng phản xạ
Khuyến khích học sinh tự học
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học
sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?
A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Câu 2. Cảm ứng là gì ?
A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh
xung thần kinh.
B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu
phân tích.
C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung
thần kinh.
Câu 3. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng
tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?
A. Hình thái B. Tuổi thọ C. Chức năng D. Cấu tạo

 

Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần
kinh ?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
B. Nơron cảm giác và nơron vận động
C. N ron liên lạc và nơron cảm giác
D. Nơron liên lạc và nơron vận động
Câu 5. Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản
xạ ?
1. Xung thần kinh li tâm 2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
3. Xung thần kinh thông báo ngược 4. Xung thần kinh hướng tâm
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 4 D. 1, 3
Câu 6. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?
A. 5 yếu tố B. 4 yếu tố C. 3 yếu tố D. 6 yếu tố
Câu 7. Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin
nằm ở đâu ?
A. Bán cầu đại não B. Tủy sống
C. Tiểu não D. Trụ giữa
Câu 8. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn
kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về
A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ
C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích nghi.
Câu 9. Vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao miêlin ở người
khoảng
A. 200 m/s. B. 50 m/s. C. 100 m/s. D. 150 m/s.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian,
nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.

 

D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian
và cơ quan phản ứng.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng
các kiến thức liên quan.
- GV phát phiếu học tập
về đặc điểm của nơron (vị
trí, chức năng), yêu cầu
hs hoạt động nhóm nhỏ
trong một bàn để hoàn
thành.
- HS xem lại kiến
thức đã học, thảo
luận để trả lời các
câu hỏi.

Các loại
nơron
Vị trí Chức
năng
Nơron
hướng tâm
Nơron
trung gian
Nơron li
tâm
- GV yêu cầu mỗi HS trả
lời câu hỏi sau:
+ Nêu điểm khác nhau
giữa phản xạ ở người và
tính cảm ứng ở thực vật
(cụp lá)?
+ Các loài động vật khác
nhau thì phản ứng với các
tác nhân kích thích có
- HS ghi lại câu hỏi vào vở bài
tập rồi nghiên cứu trả lời.


IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
- Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền.
- Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
gọi là phản xạ.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học bài theo vở ghi và câu hỏi trang 23 sgk
- Tìm hiểu trước bài: “Bộ xương”

giống nhau không? Vì
sao?
- GV phân tích câu trả lời
của HS theo hướng dẫn
dắt đến câu trả lời hoàn
thiện.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả
lời đã hoàn thiện.

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống