Giáo án Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người mới nhất - CV5555

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
                                                       Tiết 2: BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Học sinh kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức .
- Rèn tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Tranh hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan của người
+ Sơ đồ phóng to hình 2.3 SGK trang 9.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú
III. Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và
động vật thuộc lớp thú ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
B1
: GV: Em hãy nêu các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú (đại diện: Thỏ)
-HS: Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh và giác quan, hệ
sinh dục.
B2: GV: Con người thuộc lớp thú, có đầy đủ các hệ cơ quan như động vật nhưng
cấu tạo mỗi cơ quan trong hệ hoàn thiện hơn để phù hợp với chức năng của chúng.
Em thử tìm hiểu xem còn có thêm hệ cơ quan nào nữa không?
Để trả lời được thì ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể
B1: HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
mục
SGK trang 8
HS quan sát tranh hình 2.1 và 2.2 SGK,
hoàn thành câu trả lời
B2: GV tổng kết ý kiến của hs và thông
báo ý đúng.
B3: GV giới thiệu k/n hệ cơ quan.
+ Em hãy kể tên các hệ cơ quan ở động
vật thuộc lớp thú ?
+ Cơ thể người gồm những hệ cơ quan
nào ?
+ Hoàn thành bảng 2 SGK.
- HS nhớ lại kiến thức cũ và kể đủ 7 hệ
cơ quan
- HS xác định các cơ quan trên mô hình
- HS nghiên cứu SGK, tranh hình, trao
đổi nhóm hoàn thành bảng 2
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác
bổ sung.
B4:GV kết luận, tổng hợp kiến thức.
Hoạt động 2: Các hệ cơ quan
I.Cấu tạo
1. Các phần cơ thể
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân,
tay chân.
+ Đầu gồm bộ não và các giác
quan (tai, mắt, mũi, lưỡi), miệng.
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột
non, ruột già, hậu môn, gan, tụy,
thận, bóng đái.
- Cơ hoành ngăn cách khoang
ngực và khoang bụng.
2. Các hệ cơ quan:

Hệ cơ quan Các cơ quan
trong từng hệ cơ
quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận
động
Cơ và xương Nâng đỡ và vận động cơ thể

 


Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu
hóa và các tuyến
tiêu hóa
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất
dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Hệ tuần
hoàn
Tim và hệ mạch v/c chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào
và v/c chất thải, CO
2 từ tế bào tới cơ
quan bài tiết
Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế
quản và 2 lá phổi
Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ
thể và môi trường.
Hệ bài tiết Thận, ống dẫn
nước tiểu và bóng
đái
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần
kinh và hệ
nội tiết
Não, tủy sống, dây
thần kinh và hạch
thần kinh
Tiếp nhận và trả lời kích thích của môi
trường, điều hòa hoạt động các cơ quan.
Làm cho cơ thể là một khối thống nhất.
Giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
B1: GV yêu cầu ca nhân hs suy nghĩ trả lời.
+ Ngoài các cơ quan trên, trong cơ thể còn
có hệ cơ quan nào ?
+ Học về các hệ cơ quan trong cơ thể người
em còn biết thêm hệ cơ quan nào?
- Hệ sinh dục. Hệ nội tiết.
B2: GV gọi 1 vài HS xác định các cơ quan
của từng hệ trên mô hình cơ thể người.Hệ
nội tiết.
- HS xác định vị trí các cơ quan của mỗi hệ
trên mô hình

Hoạt động 3: Luyện tập
(1)Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
(2) Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của
các hệ cơ quan trong cơ thể.

-Khi bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, tùy theo tổn thương ở phần nào mà
bệnh nhân có thể bị ngưng tim (hệ tuần hoàn), ngưng thở (hệ hô hấp), liệt chi (hệ
vận động) hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ ( hệ bài tiết, hệ tiêu hóa)-> chứng tỏ
hệ thần kinh điều hòa hoạt độngcác hệ cơ quan trong cơ thể.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
-Tại sao khi chỉ bị đau một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ
thể bị ảnh hưởng?
- Do cơ thể là một khối thống nhất của sự phối hợp hoạt động các cơ quan , các hệ
cơ quan dưới sự điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
GV giao bài tập về nhà cho hs làm bài tập: Nêu sự tiến hóa của các hệ cơ quan và
chức năng của cơ thể người so với động vật thuộc lớp thú(thỏ).
3. Hướng dẫn học tâp ở nhà
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
Ôn tập lại cấu tạo tế bào thực vật.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống