Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 3: Tế bào mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 3 BÀI 3: TẾ BÀO
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh
chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể …..), nhân
(nhiễm sắc thể, nhân con)
- Học sinh phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, mô hình tìm kiến thức.
Kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình hay tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng phụ về chức năng chi tiết của các bào quan chủ
yếu.
III. Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ: Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào ? chỉ rõ thành phần
và chức năng của các hệ cơ quan ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
B1: GV: Gọi đại diện một nhóm trình bày cấu tạo tế bào thực vật đã học ở lớp 6.
-HS: Tế bào thực vật gồm những thành phần sau:
+ Vách tế bào
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào chứa các bào quan-> là nơi diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế
bào.
+Nhân -> điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Có thể có không bào chứ dịch tế bào.
B2: GV: Theo em tế bào động vật có giống tế bào thực vật không?
HS: Có thể trả lời theo dự đoán.
B3: Để có câu trả chính xác ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào B1: Gv yêu cầu các nhóm HS nhớ lại kiến thức về tế bào thực vật ở lớp 6 trả lời câu hỏi sau: + Một tế bào điển hình gồm những thành phần nào ? B2: GV treo sơ đồ câm về cấu tạo tế bào và các mảnh bìa tương ứng với tên các bộ phận và gọi HS lên hoàn chỉnh sơ đồ. B3: Đại diện các nhóm lên gắn tên các thành phần cấu tạo của tế bào. - HS các nhóm khác bổ sung B4: GV nhận xét và thông báo đáp án đúng. Hoạt động 2: Chức năng của các bộ phận trong tế bào. B1: GV giới thiệu bảng chức năng các bộ phận của tế bào. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. + Màng sinh chất có vai trò gì ? + Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào ? |
I .Cấu tạo tế bào: - Tế bào gồm 3 phần: + Màng sinh chất + Tế bào chất: gồm các bào quan. + Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con. II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào. Là đơn vị thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường. Giúp cơ thể lớn lên và sinh sản. - Giúp cơ thể phản ứng với kích thích của môi trường. |
+ Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu? + Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào ? - HS nghiên cứu hình 3.1 SGK trang 11, trả lời -Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. -Tổng hợp và vận chuyển các chất. -Ti thể tham gia các hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. - Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. B2: GV tổng kết ý kiến của HS và nêu nhận xét . B3:GV hỏi cả lớp:Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ? HS: + Ở tế bào cũng có quá trình trao đổi chất, phân chia…. + Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều được tiến hành ở tế bào. Hoạt động 3: Hoạt động sống của tế bào B1: GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu sơ đồ hình 3.2 SGK trang 12. + Cơ thể lấy thức ăn từ đâu ? + Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể + Cơ thể lớn lên được do đâu ? |
III. Hoạt động sống của tế bào. - Gồm trao đổi chất, lớn lên, phân chia và cảm ứng. - Tế bào thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và sinh sản. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào. |
+ Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào? B2: 1 HS trình bày B3: HS khác nhận xét |
Hoạt động 3: Luyện tập.
(1) HS đọc kết luận chung ở cuối bài.
(2) Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất
tế bào và nhân tế bào? ( dựa vào bảng “ chức năng các bộ phận của tế bào”)
-Màng thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những thành phần chất riêng của tế
bào.
-Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào
được thực hiện nhờ ti thể.
-Chất nhiễm sắc trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc protein được tổng hợp ở
riboxom.
- Vậy, các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng
sống.
+ Sự tương đồng về các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và trong tế bào gợi
cho ta suy nghĩ về sự trao đổi chất giũa cơ thể với môi trường.
+ Qua sơ đồ trên, em biết được tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ
thể.(tb->mô->cơ quan->hệ cơ quan-> cơ thể. Tb lớn lên, sinh sản, trao đổi chất, trả
lời kích thích).
+ Tế bào động vật và thực vật có điểm giống nhau là: Có màng sinh chất, tế bào
chất chứa các bào quan và nhân tế bào chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
(3) So sánh Tb người, động vật, thực vật.
- Giống nhau: Đều có cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm màng sinh chất, tế bào chất
chứa các bào quan và nhân tế bào.
- Khác nhau:
Tb người | Tb động vật | Tb thực vật |
-Không có vách xenlulo | -Không có vách xenlulo | -Có vách xenlulo |
-Em hãy sờ bàn tay của mình vào da thịt của cơ thể em rồi sờ vào thân cây phượng
vĩ (me, bàng…) ở sân trường. Hãy cho biết có gì khác nhau về mức độ cứng , mềm
của 2 cơ thể trên . Hãy giải thích sự khác nhau đó?
- Tuy 2 cơ thể trên đều có cấu tạo từ tế bào, nhưng màng sinh chất của tế bào thực
vật có thêm vách xenlulo(chất xơ) nên cứng hơn.
Hoạt động 4: Vận dụng tìm tòi mở rộng:
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao khi chỉ đau ở một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ
thể bị ảnh hưởng?
- Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh đối với hoạt động của các cơ quan
khác?
3.Hướng dẫn học tâp ở nhà.
Học bài, trả lời câu hỏi 2 SGK .
Đọc mục “em có biết”
-Không có lục lạp, có trung thể. - Có nhiều hình dạng khác nhau. |
-Không có lục lạp, có trung thể. - Có nhiều hình dạng khác nhau. |
-Đa số có lục lạp, không có trung thể. - Có ít hình dạng hơn. |