Giáo án Sinh học 8 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết KHDH:
Tuần dạy:
Ngày soạn:
Lớp dạy:

Bài 5. THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời TB mô cơ vân.
- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng
(mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn; phân biệt bộ phận chính
của tế bàogồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
- Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.
2. Năng lực
-
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
G
iúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
* HS: Chuẩn bị theo nhóm: 1con ếch, 1 mẫu xương ống có đầu sụn và xương xốp,
thịt lợn nạc tươi.
* GV:
- Kính hiển vi, lamen, đồ mổ, khăn lau, giấy thấm.
- Một con ếch sống hay bắp thịt ở chân giò lợn.
- Dung dịch 0,65% NaCl, ống hút, dung dịch axit axetic 1% có ống hút.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Kể tên các loại mô đã học? Mô liên kết có những đặc điểm gì? Tế bào biểu bì, tế
bào cơ có những đặc điểm gì?
3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(2’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
- GV Kiểm tra sự chuẩn bị
của HS theo nhóm đã phân
công.
- GV yêu cầu HS làm việc
độc lập để trả lời các câu hỏi
sau:
Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ.
GV: Để kiểm chứng những
điều đã học chúng ta sẽ
cùng quan sát và nghiên cứu
cấu tạo của tế bào và mô.
- HS trưng bày dụng cụ đã
chuẩn bị.
- HS thực hiện theo yêu
cầu.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu cách làm tiêu bản mô cơ vân và quan sát tế bào
a) Mục tiêu:
Sự đa dạng môi trường sống

 

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu:
Trình bày các bước làm tiêu
bản mô cơ vân?
- GV lắng nghe các thao tác
mà HS trình bày, quan sát
mẫu vật do các nhóm làm,
xem trên kính hiển vi đã
được HS điều chỉnh.
- GV phân tích báo cáo kết
quả của HS theo hướng dẫn
dắt đến hình thành kiến thức.
- Mỗi HS làm, quan sát,
thảo luận theo sự phân công
của nhóm trưởng, thư kí
của mỗi nhóm ghi lại.
- HS tự ghi nhớ kiến thức
đã hoàn thiện.
* Các bước làm:
- Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp
cơ.
- Dùng kim nhọn rạch dọc
bắp cơ (thấm sạch).
- Dùng ngón trỏ và ngón cái
ấn 2 bên mép rạch.
- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ
và tách 1 sợi mảnh.
- Đặt sợi mảnh mới tách lên
lam kính, nhỏ dung dịch
sinh lí 0,65% NaCl.
- Đậy lamen, nhỏ axit
axêtíc.
HOẠT ĐỘNG 2.2: Quan sát tiêu bản các loại mô
a) Mục tiêu:
Quan sát được các tế bào từ các tiêu bản có sẵn và tiêu bản tự làm từ đùi
ếch (hoặc miếng thịt tươi).
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu:
+ Các nhóm chỉnh kính hiển
vi để quan sát các tiêu bản
mô biểu bì, mô sụn, mô cơ,
mô xương.
- Mỗi HS quan sát, thảo
luận theo sự phân công của
nhóm trưởng, sản phẩm
được thư kí của mỗi nhóm
ghi lại.

 

+ Vẽ hình và đưa ra nhận xét.
+ Hoàn chỉnh vào bài thu
hoạch.
HOẠT ĐỘNG 3,4: Hoạt động luyện tập, vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học, vận dụng vào cuộc sống.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh
hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
- GV cho các nhóm thảo
luận:
+ Khi làm tiêu bản mô cơ
vân các em gặp khó khăn gì?
+ Để có kết quả tốt chúng ta
cần làm gì?
- HS nhớ lại các thao tác
đã thực hiện, thảo luận để
trả lời các câu hỏi.

IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
Gv cho nhóm làm tốt nhất nêu nguyên nhân thành công, nhóm làm chưa tốt nêu lí
do vì sao thất bại.
=> Hs lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Ôn lại kiến thức về mô thần kinh.
- Tìm hiểu bài 6: Phản xạ

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống