Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 62 - Bài 59: SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/ /2020 | 3 | 8 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Nêu được ví dụ chứng minh cơ thể tự điều hòa trong hoạt động nội tiết.
- Hiểu rõ sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết để giữ vững tính ổn định của
môi trường trong cơ thể.
b) Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích.
c) Về thái độ:
- Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, Quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: H.59.1 - 3.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Các tuyến nội tiết hoạt động theo cơ chế nào? Chúng có chịu sự chi phối của hệ
thần kinh hay không?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (15 phút)
? Trình bày chức năng của buồng trứng và tinh hoàn? Những dấu hiệu thể hiện sự
biến đổi cơ thể ở tuổi dạy thì đối với nam, nữ là gì
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (9 phút) ? Kể tên các tuyến nội tiết đã học? ? Tuyến nào chiu ảnh hưởng của hoocmon tuyến yên? (Tuyến tụy và vỏ tuyến trên thận) ? Vậy, tuyến yên có vai trò gì? GV chiếu H.59.1 - 2, phân tích. Yêu cầu HS trình bày sự điều hòa của tuyến giáp và tuyến trên thận? Các nhóm thảo luận, Gv treo tranh gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2: (15 phút) ? Lượng đường trong máu được giữ tương đối ổn định là nhờ đâu? (Lượng đưòng trong máu giữ được ổn định là do sự phối hợp của tuyến tuỵ và vỏ tuyến trên thận). GV đưa thông tin có vấn đề: Trong thực tế khi lượng đường huyết giảm mạnh thì có nhiều tuyến nội tiết cùng tham gia điều hòa làm tăng đường huyết trở lại. |
I. Điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết - Tuyến yên tiết hoocmon điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết khác. - Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của hoocmon do các tuyến nội tiết khác tiết ra. Đó gọi là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ luồng thông tin ngược. II. Phối hợp hoạt động các tuyến nội tiết - Do TB &, B của đảo tuỵ tiết các hoóc môn khi lượng đường trong máu tăng hoặc giảm kết |
? Vậy, theo em có những hoocmon của tuyến nào tham gia vào quá trình làm tăng đường huyết? (Do TB &, B của đảo tuỵ tiết các hoóc môn khi lượng đường trong máu tăng hoặc giảm kết hợp với các tuyến nội tiét khác cùng phối hợp HĐ làm tăng đường huyết). - GV chiếu H.59.3, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, lên bảng trình bày. ? Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào? Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
hợp với các tuyến nội tiét khác cùng phối hợp HĐ làm tăng đường huyết. - Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động nhằm đảm bảo các quá trình sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội
tiết khác?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc bài 60, kẻ bảng 60
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................