Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                     Bài 58: TUYẾN SINH DỤC
I. MỤC TIÊU.
I. Kiến thức:
Khi học xong bài này, HS:
- Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Nắm được các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi của cơ
thể ở tuổi dậy thì.
*Trọng tâm: Hooc môn sinh dục
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát ; so sánh ; tổng hợp.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………
3. Thái độ :
- yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 58.1; 58.2; 58.3.
- Bảng phụ viết nội dung bảng 58.1; 58.2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tuỵ?
- Trình bày vai trò của tuyến trên thận?
3.Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

 

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Khi phát triển đến độ tuổi nhất định cơ thể các em bắt đầu có những biến
đổi về tâm lý và sinh lý. Những biến đổi đó do đâu mà có? Bài học hôm nay sẽ
giúp các em trả lời câu hỏi này.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
Hooc môn sinh dục
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1 :
+ Hoàn thành bài tập điền
từ mục I SGK
+ Nêu chức năng của tinh
hoàn ?
- Gv phát bài tập bảng 58.1
cho các HS nam → yêu cầu
- HS quan sát hình 58.1 và
58.2 SGK, thảo luận nhóm
thống nhất từ cần điền.
- Đại diện nhóm phát biểu
các nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào bài tập đã
hoàn chỉnh → rút ra kết
luận.
- HS nam đọc kỹ nội dung
bảng 58.1, đánh dấu vào
các ô lựa chọn.
- Thu bài nộp cho Gv.
I. Tinh hoàn và hooc
môn sinh dục nam:
- Tinh hoàn:
+ Sản sinh tinh trùng.
+ Tiết hooc môn sinh
dục nam testosteron.
- Hooc môn sinh dục
nam gây biến đổi cơ
thể ở tuổi dậy thì của
nam.

 

các em đánh dấu vào những
dấu hiệu có ở bản thân.
- Nhấn mạnh xuất tinh lần
đầu là dấu hiệu của giai
đoạn dậy thì chính thức.
- Gv lưu ý giáo dục ý thức
giữ vệ sinh.
- Dấu hiệu xuất hiện ở
tuổi dậy thì của nam:
bảng 58 – 1
2 :
+ Hoàn thành bài tập điền
từ trang 183 SGK.
+ Chức năng của buồng
trứng ?
- Gv phát bài tập bảng 58.2
cho các HS nữ → yêu cầu
các em đánh dấu vào ô
trống các dấu hiệu của bản
thân
- Kinh nguyệt lần đầu là dấu
hiệu của giai đoạn dậy thì
chính thức.
- Gv giáo dục ý thức giữ vệ
sinh kinh nguyệt
- Cá nhân quan sát kỹ hình
58.3 SGK
- Trao đổi trong nhóm, lựa
chọn từ cần thiết.
- Đại diện nhóm, phát biểu
các nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào bài tập đã
hoàn chỉnh → rút ra kết
luận.
- HS nữ đọc kỹ nội dung
bảng 58.2 đánh dấu vào
các ô lựa chọn.
- Thu bài tập nộp cho Gv.
II. Buồng trứng và
hooc môn sinh dục nữ:
- Buồng trứng: sản
sinh trứng và tiết hooc
môn sinh dục nữ
Ơstrogen.
+ Ơstrogen gây biến
đổi cơ thể ở tuổi dậy
thì của nữ.
- Dấu hiệu xuất hiện ở
tuổi dậy thì của nữ:
bảng 58 – 2 SGK
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố nội dung bài học

 

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Hoocmôn nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà sinh dục ở nam giới
?
A. Testôstêrôn B. Tất cả các phương án còn lại
C. LH D. FSH
Câu 2. Ở nam giới, testôstêrôn do loại tế bào nào tiết ra ?
A. Tế bào nón B. Tế bào que C. Tế bào hạch D. Tế bào kẽ
Câu 3. Loại hoocmôn nào gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam
giới ?
A. Ôxitôxin B. Prôgestêrôn C. Testôstêrôn D. Ơstrôgen
Câu 4. Dấu hiệu nào dưới đây thường xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam ?
A. Vú phát triển B. Sụn giáp phát triển, lộ hầu
C. Hông nở rộng D. Xuất hiện kinh nguyệt
Câu 5. Dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ ?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Xuất hiện mụn trứng cá
C. Mọc lông nách D. Lớn nhanh
Câu 6. Ở nữ giới, hoocmôn nào có vai trò kích thích trứng chín và rụng ?
A. Ơstrôgen B. Prôgestêrôn C. FSH D. LH
Câu 7. Kích tố nang trứng có tên viết tắt là gì ?
A. LH B. FSH C. ICSH D. OT
Câu 8. Ở nữ giới, hoocmôn nào có tác dụng sinh lí tương tự như testôstêrôn ở nam
giới ?
A. Ađrênalin B. Insulin C. Prôgestêrôn D. Ơstrôgen
Câu 9. Ở nữ giới không mang thai, hoocmôn prôgestêrôn do bộ phận nào tiết ra ?
A. Âm đạo B. Tử cung C. Thể vàng D. Ống dẫn trứng

 

Câu 10. Trong quá trình phát triển của thai nhi, sự phân hoá giới tính kết thúc khi
nào ?
A. Tuần thứ 12 B. Tuần thứ 7 C. Tuần thứ 9 D. Tuần thứ 28
Đáp án
1. B 2. D 3. C 4. B 5. A
6. D 7. B 8. D 9. C 10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành
nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các
HS trong 1 bàn) và
giao các nhiệm vụ:
thảo luận trả lời các
câu hỏi sau và ghi
chép lại câu trả lời vào
vở bài tập
- Hoocmôn từ các
tuyến nội tiết tạo ra
ngấm thẳng vào máu
được vận chuyển đi
khắp cơ thể nhưng lại
chỉ tác dụng đến từng
1. Thực hiện
nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến
thức đã học, thảo
luận để trả lời các
câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo
luận
Mặc dù các hoocmôn do các tuyến
nội tiết tiết ra ngấm thẳng vào máu,
theo dòng máu vận chuyển khắp
cơ thể nhưng mỗi hoocmôn chỉ có
ảnh hưởng đối với hoạt động của
một hay một số cơ quan, tế bào
hoặc một số quá trình sinh lí nhất
định.
Ví dụ, anđostêron của tuyến trên
thận chỉ tác động lên các tế bào ở
thành các ống lượn xa trong hệ ống
thận làm tăng tái hấp thu Na
+ ;
đồng thời ADH lại chỉ tác động lên
các tế bào ở thành ống góp chung
trong thận làm tăng tái hấp thu
nước, hạn chế nước thoát ra ngoài
qua đường nước tiểu, tuy rằng cả

 

cơ quan hay một nhóm
tế bào xác định là vì
sao ?
2. Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
học tập:
- GV gọi đại diện của
mỗi nhóm trình bày
nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu
nhiên HS khác bổ
sung.
- GV kiểm tra sản
phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo
cáo kết quả của HS
theo hướng dẫn dắt
đến câu trả lời hoàn
thiện.
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội
dung trả lời đã hoàn
thiện.
hai hoocmôn đều tham gia vào sự
điều chỉnh huyết áp và áp suất
thẩm thấu của môi trường trong
nhưng mỗi hoocmôn tác động lên
một bộ phận khác nhau trong thận.
Đó chính là tính đặc hiệu của mỗi
hoocmôn do mỗi hoocmôn có một
cấu trúc mà chỉ có các thụ thể nằm
trên màng tế bào của cơ quan nào
mà có cấu trúc phù hợp (như chìa
khoá với ổ khoá) mới hình thành
một phức hợp hoocmôn - thụ thể,
từ đó gây ra một chuỗi các phản
ứng sinh hoá đê hoạt hoá các
enzim vốn bất hoạt hoặc tạo ra các
enzim mới. Những enzim được
hoạt hoá hoặc mới hình thành sẽ
tham gia vào quá trình chuyển hoá
trong tế bào đích làm thay đổi quá
trình sinh lí của tế bào hoặc cơ
quan đích
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu:
Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ?
- Dấu hiệu nhận biết?

 

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài

4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài theo vở ghi và câu hỏi trong sgk
Chuẩn bị bài: “Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết”
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống