Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. MỤC TIÊU
1 . Kiến thức:
-Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
-Mô tả được các bộ phận của tai.
-Trình bày được quá trình thu nhận âm thanh.
2. Kỹ năng:
-Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
-Kỹ năng hoạt động nhóm
3 . Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh tai.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh phóng to hình 51.1 và 51.2.
-Mô hình cấu tạo tai
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
-Cận thị là do đâu ? làm thế nào để nhìn rõ ?
-Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh ?
3. Bài mới:
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- GV mở cho HS nghe một đoạn băng về các loại âm thanh đặc trưng đã chuẩn bị
sẵn (mở nghe 2 lần), yêu cầu các nhóm:
? Viết lại các hoạt động đã diễn ra những âm thanh trên?
- HS: Hoạt động theo nhóm, kể nhanh trong vòng 1 phút
VD: Tiếng còi xe khi tham gia giao thông, tiếng mưa rơi…..
- GV: Chiếu hình ảnh cho các nhóm tự kiểm tra lại kết quả của nhóm mình và
nhóm bạn.
- GV: Trong thực tế, cơ thể người sống trong một môi trường có đầy ắp những tín
hiệu phức tạp. Nếu không thu nhận đầy đủ những tín hiệu đó thì cơ thể không thể
đủ thồn tin để xử thế, tồn tại và phát triển. Chính vì vậy mà cần phải có những
chiếc ăng ten cực kỳ tinh xảo.
Đó chính là các giác quan của con người. Mọi giác quan đều cần thiết nhưng
cần thiết nhất và dùng nhiều nhất là tai và mắt. Mắt (hay cơ quan phân tích thị
giác) ta đã được nghiên cứu ở bài trước .
Vậy: Tai (hay cơ quan phân tích thính giác) có cấu tạo và thực hiện chức năng gì?
Ta xét nội dung bài hôm nay:
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Ta nhận biết âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác, vậy cơ quan này
có cấu tạo như thế nào để thực hiện được chức năng đó ? ta vào bài.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung ghi bài |
Hoạt động 1 : Mục tiêu: Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác. B1: Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào ? B2: Gv hướng dẫn HS quan sát hình 51.1 → hoàn thành bài tập điền từ trang 162 SGK. |
- HS vận dụng kiến thức về cơ quan phân tích để nêu được 3 bộ phận của cơ quan phân tích thính giác. - HS quan sát kỹ sơ đồ cấu tạo tai làm bài tập. - Một vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn chỉnh đáp án. |
I. Cấu tạo của tai: - Cơ quan phân tích thính giác gồm : + Tế bào thụ cảm thính giác. + Dây thần kinh thính giác (VIII) + Vùng thính giác (thùy thái dương) . * Cấu tạo tai: - Tai ngoài: + Vành tai: Hứng sóng âm + Ống tai: Hướng sóng âm. + Màng nhĩ: Khuếch đại âm. |
B3: Gv gọi 1 -2 HS lên đọc toàn bộ bài tập và thông tin trang 163 SGK. Tai được cấu tạo như thế nào ? chức năng từng bộ phận ? B4: Gv chỉ định 1 - 2 HS trình bày lại cấu tạo tai trên tranh, hoặc mô hình. |
- HS căn cứ hình 51.1 và bài tập điền từ để trả lời. - HS trình bày cấu tạo của tai trên mô hình |
- Tai giữa. + Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm. + Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. - Tai trong: + Bộ phận tiền đình thu nhận thông tin về vị trí về sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: Thu nhận kích sóng âm. |
Hoạt động 2 : Mục tiêu: Mô tả được các bộ phận của tai - GV chiếu đoạn phim về quá trình truyền âm → trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm giúp người ta nghe được? |
- HS theo dõi đoạn phim, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi - 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung |
II. Chức năng thu nhận sóng âm: Sóng âm → màng nhĩ → chuỗi xương tai → cửa sổ bầu → chuyển động ngoại dịch và nội dịch → rung màng cơ sở → kích thích cơ quan coóc ti xuất hiện xung thần kinh → vùng thính giác cho ta nhận biết âm thanh phát ra |
Hoạt động 3 : Mục tiêu: Trình bày được quá trình thu nhận âm thanh. + Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì ? |
- HS tự thu nhận thông tin + Giữ vệ sinh tai. + Bảo vệ tai. - HS tự đề ra các biện pháp. |
III. Vệ sinh tai: - Giữ vệ sinh tai. - Bảo vệ tai. + Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai. + Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai. |
+ Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai? |
+ Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn. |
4. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
HS đọc kết luận SGK
- Trình bày cấu tạo của tai trên hình 51-1 SGK ?
- Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm ?
5. Vận dụng, mở rộng:
- Làm bài tập 3, 4/sgk trang 164.
BÀI TẬP 3: Xác định được nguồn âm phát ra từ phía nào (phải hay trái) là nhờ
nghe bằng hai tai. Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái và
ngược lại, nếu ở bên trái thì sóng âm truyền đến tai trái trước tai phải.
BÀI TẬP 4: Qua thí nghiệm dùng hai ống cao su dài ngắn khác nhau, dù phễu ở
phía nào thì ta cùng có cảm giác âm phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn.
- Mở rộng: Cấu tạo của tai phù hợp với chức năng tiếp nhận và cho ta cảm nhận về
âm thanh như thế nào?
6. Hướng dẫn về nhà
-Học bài, trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.
-Đọc mục “em có biết”
-Đọc bài 52 “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
…………