Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                         Tiết 54 Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. MỤC TIÊU.
I. Kiến thức:
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các bộ phận của tai vầ cấu tạo của cơ quan Coocti trên tranh hoặc mô
hình.
- Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh.
- Có kĩ năng phân tích cấu tạo của 1 loại cơ quan qua phân tích tranh.
*Trọng tâm : Cấu tạo của tai
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát ; so sánh ; tổng hợp.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………
3. Thái độ :
- yêu thích môn học
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 51.1; 51.2 SGK.
- Mô hình cấu tạo tai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Ổn dịnh tổ chức
2. Kiểm tra 15 phút
- Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị?
- Nêu biện pháp vệ sinh mắt?
3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung

 

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Ta nhận biết âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác, vậy cơ quan này
có cấu tạo như thế nào để thực hiện được chức năng đó ? ta vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
Cấu tạo của tai
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1 :
- Cơ quan phân tích thính
giác gồm những bộ phận
nào ?
- Gv hướng dẫn HS quan
sát hình 51.1 → hoàn thành
bài tập điền từ trang 162
SGK.
- HS vận dụng kiến thức
về cơ quan phân tích để
nêu được 3 bộ phận của cơ
quan phân tích thính giác.
- HS quan sát kỹ sơ đồ cấu
tạo tai làm bài tập.
- Một vài HS phát biểu lớp
bổ sung hoàn chỉnh đáp
án.
I. Cấu tạo của tai:
- Cơ quan phân tích
thính giác gồm :
+ Tế bào thụ cảm thính
giác.
+ Dây thần kinh thính
giác (VIII)
+ Vùng thính giác
(thùy thái dương) .
* Cấu tạo tai:
- Tai ngoài:
+ Vành tai: Hứng sóng
âm
+ Ống tai: Hướng sóng
âm.

 

- Gv gọi 1 -2 HS lên đọc
toàn bộ bài tập và thông tin
trang 163 SGK.
Tai được cấu tạo như thế
nào ? chức năng từng bộ
phận ?
- Gv chỉ định 1 - 2 HS trình
bày lại cấu tạo tai trên
tranh, hoặc mô hình.
- HS căn cứ hình 51.1 và
bài tập điền từ để trả lời.
- HS trình bày cấu tạo của
tai trên mô hình
+ Màng nhĩ: Khuếch
đại âm.
- Tai giữa.
+ Chuỗi xương tai:
Truyền sóng âm.
+ Vòi nhĩ: Cân bằng áp
suất 2 bên màng nhĩ.
- Tai trong:
+ Bộ phận tiền đình thu
nhận thông tin về vị trí
về sự chuyển động của
cơ thể trong không
gian.
+ Ốc tai: Thu nhận
kích sóng âm.
2 :
- GV chiếu đoạn phim về
quá trình truyền âm → trình
bày quá trình thu nhận kích
thích sóng âm giúp người ta
nghe được?
- HS theo dõi đoạn phim,
đọc thông tin SGK, trả lời
câu hỏi
- 1 HS trình bày, HS khác
nhận xét, bổ sung
II. Chức năng thu
nhận sóng âm:
Sóng âm → màng nhĩ
→ chuỗi xương tai →
cửa sổ bầu → chuyển
động ngoại dịch và nội
dịch → rung màng cơ
sở → kích thích cơ
quan coóc ti xuất hiện
xung thần kinh → vùng
thính giác cho ta nhận
biết âm thanh phát ra
3 :
+ Để tai hoạt động tốt cần
lưu ý những vấn đề gì ?
- HS tự thu nhận thông tin
+ Giữ vệ sinh tai.
III. Vệ sinh tai:
- Giữ vệ sinh tai.
- Bảo vệ tai.

 

+ Hãy nêu các biện pháp
giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
+ Bảo vệ tai.
- HS tự đề ra các biện
pháp.
+ Không dùng vật sắc
nhọn ngoáy tai.
+ Giữ vệ sinh mũi
họng để phòng bệnh
cho tai.
+ Có biện pháp chống,
giảm tiếng ồn.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
A. màng cơ sở. B. màng tiền đình.
C. màng nhĩ. D. màng cửa bầu dục.
Câu 2. Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
A. Xương bàn đạp B. Xương đe
C. Xương búa D. Xương đòn
Câu 3. Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương ?
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 4. Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ?
A. Màng nhĩ B. Màng cửa bầu dục
C. Màng tiền đình D. Ống bán khuyên
Câu 5. Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự
chuyển động của cơ thể trong không gian ?
A. Ốc tai và ống bán khuyên
B. Bộ phận tiền đình và ốc tai
C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên

 

D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Câu 6. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
A. màng bên. B. màng cơ sở.
C. màng tiền đình. D. màng cửa bầu dục.
Câu 7. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng
loại với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm
tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ
gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 8. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 9. Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn
thương màng nhĩ.
C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây
tường cách âm…).
D. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ
đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa.
Đáp án
1. C 2. C 3. D 4. B 5. C

 


6. B 7. B 8. A 9. C 10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ
học tập
GV chia lớp thành nhiều
nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS
trong 1 bàn) và giao các
nhiệm vụ: thảo luận trả lời
các câu hỏi sau và ghi chép
lại câu trả lời vào vở bài tập
- Tại sao nói "Căng tai ra
mà nghe". Điều đó có ý
nghĩa gì ? Xảy ra khi nào ?
2. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi
nhóm trình bày nội dung đã
thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên
HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu
ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết
quả của HS theo hướng dẫn
1. Thực hiện nhiệm vụ
học tập
HS xem lại kiến thức đã
học, thảo luận để trả lời
các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung
trả lời đã hoàn thiện.
Điều chỉnh độ căng của
màng nhĩ và màng cửa
bầu là nhờ các cơ búa
và cơ bàn đạp. Khi âm
quá nhỏ các cơ này điều
chỉnh lực co làm màng
nhĩ và màng cửa bầu
căng nhiều như mặt
trống mới căng nên ta
nói "Căng tai ra mà
nghe", có nghĩa là tập
trung điều chỉnh độ
căng của các cơ này khi
âm phát ra quá nhỏ. Độ
căng càng lớn khi âm
càng nhỏ nhờ đó mà
vản có thể nghe được.

 

dắt đến câu trả lời hoàn
thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu:
Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học

4. Hướng dẫn về nhà
- Làm các bài tập trong SGK. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống