Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng(liên quan đến cấu tạo) của tủy sống mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 46 - Bài 44: THỰC HÀNH TÌM HIỂU CHỨC NĂNG
( LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TUỶ SỐNG
Ngày soạn: /0 /2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/0 /2020 | 3 | 8 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Tiến hành thành công thí nghiệm, từ đó nêu được chức năng và phỏng đoán được
thành phần cấu tạo của tuỷ sống.
- Khẳng định được mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng.
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, kỹ năng thực hành.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thu thấp và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát Gv làm mẫu để tìm
hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi làm thí nghiệm
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ hệ thần kinh, rèn ý thức kỷ luật.
2. Định hướng phát triển năng lực:
Quan sát, phân tích, giao tiếp trong khi làm thí nghiệm.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. Thực hành - tìm tòi
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Bộ dụng cụ, hoá chất
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Trong các bộ phận của thần kinh trung ương, tuỷ sống có vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra giấy (15 phút)
Câu hỏi. 1. Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh?
2. Mô tả cấu tạo và chức năng của nơron? Phân biệt chức năng hệ
thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (14 phút) - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học, kiểm tra sự CHUẨN BỊ của các nhóm, giới thiệu bộ dụng cụ, hoá chất kích thích. - GV tiến hành hướng dẫn thực hành theo các bước như SGK. Lưu ý: dd HCl có thể gây tổn thương da do đó phải hết sức cẩn thận khi làm thí nghiệm. Sau mỗi lần kích thích phải dùng bông tẩm nước lau sạch axít trên da ếch. HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3. Ghi lại kết quả quan sát được vào bảng 44. ? Hãy dự đoán về chức năng của tuỷ sống? GV tiến hành thí nghiệm 4, 5. yêu cầu HS quan sát, ghi lại kết quả. ? Thí nghiệm này nhằm mục đích gì? (Có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tủy sống,...) |
I. Chức năng của tuỷ sống * Kết quả của thí nghiệm: - TN 1: Ếch co chi khi bị kích thích - TN 2: Ếch co cả 2 chi sau - TN 3: Ếch co cả 4 chi |
- GV tiếp tục làm thí nghiệm 6, 7. Yêu cầu HS quan sát, ghi lại kết quả. ? Thí nghiệm này khẳng định điều gì? (Trong tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi,...) ? Những dự đoán của các em thực hiện đã chính xác chưa? ? Hãy nêu chức năng của tuỷ sống và dự đoán về thành phần cấu tạo của tuỷ sống? * Hoạt động 2: (9 phút) - GV cho HS quan sát H.44.1 - 2: ? Nêu cấu tạo của tuỷ sống? Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập, GV tổng hợp ý kiến của các nhóm. - GV thông báo đáp án đúng: Hãy kiểm tra những dự đoán ban đầu đã đúng chưa? - HS tự rút ra kết luận: - Gv bổ sung và ghi bảng |
- Chức năng: + Tuỷ sống là cơ quan trung ương điều khiển các phản xạ không điều kiện. + Giữa các trung khu thần kinh trong tuỷ sống có sự liên hệ với nhau 2. Cấu tạo của tuỷ sống - Cấu tạo ngoài: + Vị trí: Nằm trong ống xương sống, từ đốt sống cổ thứ nhất đến đốt sống thắt lưng số 2. + Hình dạng, kích thước: Hình trụ, dài 50 cm, có hai phần phình: Phình cổ và phình thắt lưng. + Màu sắc: Màu trắng bóng |
- Yêu cầu HS biết cách phân chia hệ thần kinh theo chức năng. - Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng? Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
+ Màng tuỷ: gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện (bảo vệ), màng nuôi (nuôi dưỡng) - Cấu tạo trong: + Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm, tạo nên các trung khu thần kinh. + Chất trắng: Nằm ngoài, tạo nên các đường dẫn truyền xung thần kinh. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
Căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tuỷ sống đảm nhiệm? Các căn
cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Hoàn thành bài thu hoạch theo hướng dẫn trong SGK trang 141.
- Đọc bài 45, xem lại cung phản xạ.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................