Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG (LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TỦY SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Tiến hành công tác thí nghiệm qui định.
Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm.
+ Nêu được chức năng của tủy sống.
+ Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ
giữa cấu tạo và chức năng.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
Giáo dục tính kỷ luật, ý thức vệ sinh.
4. Năng lực:
Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
5. Dự kiến phương pháp:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV : Ếch 1 con, Bộ đồ mổ : đủ cho các nhóm, DD HCl 0,3%, 1%.
- HS : Ếch 1 con, Khăn lau, bông, Kẻ sẵn bảng 44 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên yêu cầu các em quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng mà các em
đã mang đi.
Ếch di chuyển như thế nào? Học sinh trả lời theo kiểu nhảy cóc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phá hủy não của ếch sau đó yêu cầu học sinh
thả ếch vào lồng đã mang đi
Giáo viên: Em nhận xét xem ếch sau khi hủy não có di chuyển không?
Học sinh: ếch vẫn cử động được các chi một số con còn nhảy trong lồng.
Giáo viên: Vì sao khi đã hủy não rồi mà ếch vẫn còn có khả năng co cơ ở các chi
như vậy? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành…
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
Hoạt động 1 : Mục tiêu: Tiến hành công tác thí nghiệm qui định. B1: Gv giới thiệu cách huỷ não ếch (ếch tuỷ) + yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 ở bảng 44 trang 140 SGK. B2:Gv lưu ý HS sau mỗi lần kích thích bằng axit phải rữa thật sạch chỗ da có axit và để khoảng 3 - 5 phút mới kích thích lại. + Từ kết quả thí nghiệm và hiểu biết về phản xạ, em hãy dự đoán về chức năng của tủy sống ? B3: Gv ghi nhanh các dự đoán ra 1 góc bảng. |
- HS từng nhóm chuẩn bị ếch tủy theo hướng dẫn. - Đọc kĩ 3 thí nghiệm các nhóm phải làm. - Các nhóm lần lượt làm thí nghiệm 1, 2, 3 ghi kết quả quan sát vào bảng 44. + TN1: Chi sau bên phải co. + TN2 : 2 chi sau co. + TN3 : Cả 4 chi đều co. - Các nhóm ghi kết quả dự đoán ra nháp. - Một số nhóm đọc kết quả. |
I. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống Dự đoán: - Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi - Các căn cứ đó có sự liên hệ với nhau |
- Gv biểu diễn thí nghiệm 4, 5. - Cách xác định vị trí vết cắt ngang tủy ở ếch vị trí vết cắt nằm giữa khoảng cách của gốc đôi dây thần kinh 1 và 2 (ở lưng). + Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì ? B4: Gv biểu diễn thí nghiệm 6, 7. + Qua thí nghiệm 6, 7 có thể khẳng định được điều gì ? - Gv cho HS đối chiếu với dự đoán ban đầu → sửa chữa câu sai. |
- HS quan sát thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm 4 và 5 vào cột trống bảng 44. + TN4: chỉ 2 chi sao co. + TN5: Chỉ 2 chi trước co. - Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ các đường dẫn truyền. - HS quan sát phản ứng của ếch, ghi kết quả thí nghiệm 6, 7 vào bảng 44. + TN 6: 2 chi trước không co nữa. + TN 7: 2 chi sau co. - Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi |
|
Hoạt động 2 : Mục tiêu: Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm. B1:Gv cho HS quan sát hình 44.1 và 44.2 đọc chú thích hoàn thành bảng sau: B2: Gv chốt lại kiến thức về cấu tạo của tủy sống. - Từ kết quả của 3 lô thí nghiệm trên, liên hệ với |
- HS quan sát kỹ hình đọc chú thích. - Thảo luận → hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung - HS vận dụng kiến thức trả lời |
II. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống: |
cấu tạo trong của tủy sống, Gv yêu cầu HS nêu rõ chức năng của : + Chất xám ? + Chất trắng ? |
- Chất xám là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện. - Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ. |
Bảng cấu tạo của tủy sống
Tuỷ sống | Đặc điểm |
Cấu tạo ngoài | - Vị trí : Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II. - Hình dạng : + Hình trụ dài 50 Cm. + Có 2 phần phình : phình cổ và phình thắt lưng. - Màu sắc: Màu trắng bóng. - Màng tủy: 3 lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi |
Cấu tạo trong | - Chất xám: Nằm trong, có hình chữ H - Chất trắng: Nằm ngoài, bao quanh chất xám. |
4. Nhận xét giờ thực hành.
Hoàn thành bảng 44 vào vở bài tập.
Căn cứ điều khiển các phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm nhiệm ? Thí
nghiệm nào chứng minh điều đó ?
Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào ? Thí nghiệm nào
chứng minh điều đó ?
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
- Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tuỷ sống đảm nhiệm ? Thí
nghiệm nào chứng tỏ điều đó ?
- Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào ? Thí nghiệm nào
chứng tỏ điều đó ?
6. Hướng dẫn về nhà.
-Học: cấu tạo của tủy sống.
-Hoàn thành báo cáo thu hoạch nộp vào tiết sau.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
…………