Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất

Tải xuống 7 1.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

CHƯƠNG IV:
Tiết 21
- Bài 20:
Ngày soạn:
CHỦ ĐỀ HÔ HẤP
HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
12/11/2020

 

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
/11/2020
/11/2020
/11/2020
/11/2020
4 5 4 5 8 8 8 8 HS Vắng:
HS Vắng:
HS Vắng:
HS Vắng:

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức:
- Trình bày được quá trình hô hấp và vai trò của hô hấp với sự sống.
- Xác định được các cơ quan hô hấp, cấu tạo và chức năng.
- Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
- Trình bày được cơ chế TĐK ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt
động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp luyện TDTT đúng cách.
- Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
b) Về kỹ năng:
* Kỹ năng bài học:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK. - Rèn kỹ
năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
* Kỹ năng sống:

- Kỹ năng ra quyết định hình thành các kỹ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân
có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên
- Kỹ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản
thân và những người xung quanh.
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm
- Kỹ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát.
- Kỹ năng ứng phó với tình huống làm gián đoạn hô hấp (Ngạt nước, điện gật,...)
- Kỹ năng thu thập và xử lý thônh tin về hô hấp nhân tạo.
- Kỹ năng viết thu hoặch
- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm
- Kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ cơ quan hô hấp.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, rèn luyện cơ quan hô hấp.
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Tính cẩn thận, nghiêm túc, giữ vệ sinh trong phòng thực hành.
- Giáo dục ý thức cho HS cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc
vào không khí.
- Sẵn sàng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để cấp cứu những nạn nhân
khi gặp
                                                                     BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Hô hấp và
các cơ
quan hô
hấp
KN hô hấp
(1.1)
Nêu chức
năng đường
Hô hấp gồm
những giai
đoạn chủ yếu
nào(2.1)
Đặc điểm cấu tạo
có tác dụng làm
ẩm, ấm KK ( 3.1)
Cơ quan tham
gia bảo vệ phổi
(4.1)
Giải thích: vì
sao phổi bị

 

dẫn khí và 2
lá phổi (1.2)
Cơ quan của
hệ hô
hấp(2.2)
Đặc điểm giúp
phổi tăng S TĐK
(3.2)
Hắt hơi, ho là
hoạt động của cơ
quan nào(3.3)
nhiễm bụi và bị
nhiễm
lạnh(4.2)
 
Hoạt động
hô hấp
Nêu quá
trình cử
động hô hấp
(1.3)
Nêu yếu tố
trong cử
động hô hấp
(1.4)
Nhận xét về
thành phần
các khí khi hít
vào thở ra
(2.3)
Làm thế nào
có dung tích
sống lí tưởng
(2.4)
So sánh hô hấp
thường và hô hấp
sâu (3.4)
Mô tả sự
khuếch tán
O
2 và CO2 (4.3)
Vệ sinh hô
hấp
Nêu được
nguyên nhân
ô nhiễm KK
(1.5)
Trồng cây
xanh có lợi
ích gì (1.6)
Biện pháp
bảo vệ hệ HH
(2.5)
Tác hịa của
hút thuốc lá
(2.6)
Vì sao thở sâu và
giảm nhịp thở từ
bé lại tăng hiệu
quả hô hấp ( 3.5)
Bằng kiến thức
đã học: CM
việc luyện tập
TDTT có dung
tích sống lí
tưởng (4.4)
Đề ra biện
pháp để hệ HH
khỏe mạnh (
4.5)
Thực hành
hô hấp
nhân tạo
Nêu những
trường hợp
nào bị ngừng
hô hấp (1.7)
So sánh PP hà
hơi hổi ngạt
và ấn lồng
ngực (2.7)
Chỉ ra điểm
giống và khác
nhau trong tình
huống hô hấp
nhân tạo (3.6)
 

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập.
1. Nhận biết:
Câu 1.1. Khái niệm hô hấp? Hô hấp có liên quan như thế nào đối với các hoạt động
sống của tế bào và cơ thể?
Câu 1.2 .Nêu chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?.
Câu 1.3. Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để
làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Câu 1.4: Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc
vào các yếu tố nào?
Câu 1.5: Thế nào là ô nhiễm không khí? Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại
tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?
Câu 1.6:Trồng cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?
Câu 1.7 :Trong thực tế cuộc sống em đã gặp trương hợp nào bị ngừng thở đột ngột
và được hô hấp nhân tạo chưa? Nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế
nào?
2. Thông hiểu:
Câu 2.1: Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô
hấp? Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể?
Câu 2.2: Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?
Câu 2.3: Nhận xét về thành phần khí cacbonic và oxi khi hít vào và thở ra?Do đâu
có sự chênh lệch nồng độ các chất khí?Hãy giaỉ thích sự khác nhau ở mỗi thành phần
của khí hít vào và thở ra?
Câu 2.4: Dung tích sống là gì? Làm thế nào để cơ thể ta có dung tích sống lí tưởng?
Câu 2.5: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
Câu 2.6: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Câu 2.7: So sánh để chỉ ra điểm giống nhau giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo:
Hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
3. Vận dụng thấp:
Câu 3.1: Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác
dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi ?
Câu 3.2: Đặc điểm cấu tạo nào giúp phổi tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ?
Cõu 3.3: Hắt hơi, ho là hoạt động thuộc hệ cơ quan nào? Vì sao lại có những phản
ứng nh vậy? Có biện pháp gì để bảo vệ hệ hô hấp?
Câu 3.4: So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu?
Câu 3.5: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng
hiệu quả hô hấp?
Câu 3.6: So sách để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ
yếu cần được hô hấp nhân tạo?
4. Vận dụng cao:
Câu 4.1: Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác tác nhân có hại ?
Câu 4.2: Đường dẫn khí có chức năng làm ẩm, làm ấm không khí và bảo vệ phổi,
vậy tại sao khi đi ngoài đường bụi bẩn hoặc tiếp xúc với bụi ta vẫn phải đeo khẩu
trang. Mùa lạnh chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi?
Câu 4.3: Quan sát H21.4/SGK- 70, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2
Câu 4.4: Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lí tưởng?
Câu 4.5:
Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
2. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy sáng tạo. Năng lực
tự quản lý
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực ngôn ngữ Năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
. Năng lực giao tiếp. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Năng lực tính
toán:
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận nhóm.Giải quyết vấn đề
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Máy chiếu, Đèn chiếu, phim trong các hình 20.1-3 SGK
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)

Khi một người còn thở chúng ta khẳng định điều gì? Vậy, chứng tỏ hô hấp có vai
trò như thế nào đối với con người và các loài sinh vật khác? Những cơ quan nào thực
hiện quá trình hô hấp?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
*
Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra (5 phút)

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: (16 phút)
GV chiếu hình 20.1 + sơ đồ, yêu cầu HS đọc
thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
? Hô hấp là gì?
? Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? Hô hấp có
quan hệ như thế nào với các hoạt động sống
của cơ thể?
? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, thảo
luận nhóm trả lời câu hỏi.
GV gọi một nhóm trình bày, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
* Chuyển ý: Ở mỗi giai đoạn của quá trình hô
hấp có sự tham gia của các cơ quan khác nhau.
Đó là những cơ quan nào?
* Hoạt động 2 (17 phút)
- GV chiếu hình 20.2 - 3 + bảng trang 66, yêu
cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:
? Hệ hô hấp có những cơ quan nào? Câu tạo
của các cơ quan đó?
Một số HS trả lời câu hỏi, GV cho toàn lớp
trao đổi và tự rút ra kết luận
I. Khái niệm hô hấp
- Hô hấp là quá trình cung cấp O2
cho các tế bào trong cơ thê và thải
CO
2 ra ngoài.
- Nhờ hô hấp mà O
2 lấy vào để
oxi hoá hợp chất hữu cơ tạo ra
năng lượng cần cho mọi hoạt
động sống của cơ thể
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở,
sự TĐK ở phổi và sự TĐK ở tế
bào.
II. Các cơ quan hô hấp
* Cơ quan hô hấp gồm:

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu
hỏi lệnh trang 66 SGK.
- HS tiếp tục thảo luận, trả lời câu hỏi. Đại
diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, thống nhất
về chức năng của cơ quan hô hấp.
- GV hỏi thêm: Mặc dù đường dẫn khí đã làm
ấm không khí vào phổi nhưng vào mùa đông
đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh? Chúng ta
cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? (Mùa
đông luôn làm cho cổ ấm,...)
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
+ Đường dẫn khí: Mũi, họng,
thanh quản, khí quản, phế quản.
+ Hai lá phổi: Gồm rất nhiều tế
bào phế nang.
* Chức năng của cơ quan hô hấp:
- Đường dẫn khí có chức năng
dẫn khí vào, ra, ngăn bụi, làm ấm
và ẩm không khí vào phổi.
- Phổi: Thực hiện trao đổi khí
giữa cơ thể với môi trường ngoài.
* Kết luận chung: SGK

3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Cấu tạo cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục "Em có biết?".
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống