Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 17: Tim và mạch máu mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG III: CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN (Tiếp theo)
Tiết 17 - Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
Ngày soạn: 15/10/2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/11/2020 | 4 | 8 | HS Vắng: |
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Học tập tại thực địa, quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Giải quyết vấn đề, Vấn đáp, thảo luận nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: - Tranh các hình SGK
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Mạch máu có cấu tạo như thế nào? Máu được vận chuyển trong mạch như thế
nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các chúng ta trả lời được các câu hỏi
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Trình bày cấu tạo hệ tuần hoàn máu?
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tim. (15 phút) - HS tìm hiểu ở SGK lớp 2, lớp 7 ở nhà trước khi học bài mới qua các câu hỏi: ? Tim có vai trò gì? Tim có cấu tạo như thế nào? |
I . Cấu tạo tim: |
- GV giới thiệu: bình thường, quả tim của mỗi người to bằng khoảng nắm tay trái của người đó. Nó nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi dịch ra phía trước gồm xương ức và lệch sang trái. - GV treo tranh vẽ hình 17.1 - Mỗi HS tự thu nhận và xử lí thông tin từ hình 17.1 SGK và trả lời các câu hỏi thuộc phần SGK. - Hoạt động theo tổ hoặc lớp 4 câu hỏi - Đại diện tổ trình bày câu trả lời trước sự điều khiển của GV các nhóm khác bổ sung. |
- Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết. - Tim có 4 ngăn: TNT, TTT, TNP, TTP trong đó thành cơ tim nửa trái dày hơn nửa phải, tâm thất dày hơn tâm nhĩ. - Trong tim có van nhĩ thất van vào động mạch để máu chảy 1 chiều từ TN TT từ TT vào ĐM. |
Đáp án:
Các ngăn tim | Nơi máu được bơm tới |
Tâm nhĩ trái Tâm nhĩ phải Tâm thất trái Tâm thất phải |
Tâm thất trái Tâm thất phải Vòng tuần hoàn lớn Vòng tuần hoàn nhỏ |
? TNT đẩy máu đến TTT, TNP đẩy máu đến TTP vậy tại sao TNT lại dày hơn TNP? - Tâm thất trái có cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất. - Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các ĐM đều có van đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định. ? Xác định các lại mô và các bộ phận của tim ? |
- HS tự rút ra kết luận GV ghi bảng * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo mạch máu. (10 phút) - GV treo tranh vẽ hình 17.2 - Cá nhân HS tự quan sát và xử lý thông tin qua các câu hỏi 1 thuộc nhóm mục II SGK. - Thảo luận nhóm câu hỏi 2 đại diện trình bày đáp án. - GV giới thiệu thông tin : ĐM mang máu từ tim các cơ quan còn TM thu thập máu từ các mao mạch về tim. Gọi là TM vì nó không đập như các TM. - Vẽ đường kính, các TM bao giờ cũng lớn hơn (gấp 1,2 2 lần) so với ĐM cùng tên. - Tất cả các TM mà máu phải chuyển về tim ngược chiều với trọng lực đều có các van như ở hình 17.2. Chỉ có các TM cổ là không có van. ? Thử tìm ra cách xác định ĐM và TM trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng ? * Hoạt động 3: Tìm hiểu chu kì hoạt động của tim. (8 phút) |
II. Cấu tạo mạch máu: * Có 3 lại mạch máu: - Động mạch: Thành có 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng hẹp dẫn máu từ tim tới các cơ quan với vận tốc cao ,áp lực lớn. - Tĩnh mạch: cũng có 3 lớp như ĐM nhưng lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn ĐM, lòng rộng hơn ĐM có van 1 chiều (nơi máu chảy ngược hướng trọng lực) dẫn máu từ khắp các TB cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. - Mao mạch nhỏ phân nhánh nhiều, thành mỏng chỉ có 1 lớp tế bào, lòng hẹp toả rộng đến từng TB tạo điều kiện cho sự trao đổi chất dễ dàng. III. Chu kì co giãn của tim: |
- Cá nhân HS tự đọc thông tin của phần này qua hình vẽ 17.3 và xử lý thông tin qua các câu hỏi hoạt động. - Thảo luận nhóm về đáp án câu hỏi SGK - Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu đáp áp như sau: + Mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài 0,8s + Trong mỗi chu kì tâm nhĩ làm việc 0,1s nghỉ ngơi 0,5s. Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s. + Mỗi phút diễn ra 75 chu kì co giãn. - HS đọc kết luận chung |
- Tim co giãn theo chu kì. Mỗi chu kì (0,8 s) gồm 3 pha: + Pha nhĩ co: 0,1 s + Pha thất co: 0,3 s + Pha giãn chung: 0,4 s - Mỗi phút diễn ra 75 chu kì co giãn. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
GV dùng H 17.4 yêu cầu HS điền chú thích.
Câu hỏi trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng :
Câu 1 : Thành cơ tim nào là dày nhất?
a. Tâm nhĩ phải b. Tâm nhĩ trái c. Tâm thất phải d.Tâm thất trái
Câu 2: Có những loại mạch máu nào?
a. Động mạch b. Tĩnh mạch c. Mao mạch d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 3 : Mỗi chu kì co dãn của tim gồm:
a.1 pha b. 2 pha c. 3 pha d. 4 pha
Câu 4: Nhờ yếu tố nào trong các ngăn tim mà máu lưu thông theo một chiều?
a. Tâm thất
b. Tâm nhĩ
c. Nhờ van tim và van động mạch
d. Cả 3 ý trên đều đúng
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài mới
- Mỗi cá nhân HS tự xác định thời gian một chu kỳ tim của bản thân?
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................