Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG III: CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN (Tiếp theo)
Tiết 16 - Bài 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
Ngày soạn: 15/10/2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
29/10/2020 | 5 | 8 | HS Vắng: |
2. Định hướng phát triển năng lực:
Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Tranh các hình SGK
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm hệ tuần hoàn ở lớp thú. Con người cũng thuộc
lớp thú nhưng tiến hoá hơn thú. Vậy, hệ tuần hoàn ở người có gì giống và khác so
với thú?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Trình bày hiện tượng, cơ chế khái niệm, vai trò của hiện tượng đông máu? Trong
hiện tượng này yếu tố nào đóng vai trò chủ yếu?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (17 phút) - GV chiếu H.16.1 SGK: ? Hệ tuần hoàn máu gồm những bộ phận nào? - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. |
I. Tuần hoàn máu |
? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn? ? Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mach trong vòng tuần hoàn máu? ? Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu? * Hoạt động 2: (16 phút) GV chiếu H.16.2 SGK, giới thiệu về hệ bạch huyết. ? Hệ bạch huyết bao gồm những thành phần cấu tạo nào? HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm khác bổ sung. GV giảng thêm: |
- Hệ tuần hoàn máu gồm: Tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Chia làm hai vòng tuần hoàn. + Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất rồi theo động mạch phổi đến phổi, tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí với môi trường và trở về tâm nhĩ trái theo tĩnh mạch phổi. + Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu đi nuôi cơ thể: Máu từ tâm nhĩ trái đổ xuống tâm thất trái rồi theo động mạch chủ đi khắp các tế bào trong cơ thể nhờ hệ thống mạch nhánh và mao mạch. Tại đây diễn ra quá trình trao đổi chất với tế bào rồi trở về tâm nhĩ phải theo tĩnh mạch chủ. - Vai trò của tim: Co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. - Vai trò các hệ mạch: Dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim. - Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Luân chuyển máu trong toàn cơ thể II. Lưu thông bạch huyết 1. Cấu tạo - Hệ bạch huyết gồm: + Phân hệ nhỏ: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể. + Phân hệ lớn: Thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể. |
Hạch bạch huyết là bộ máy lọc: Khi cho máu đi qua, hạch giữ lại các chất độc, vật lạ vào cơ thể. GV nêu câu hỏi: ? Nêu đường đi của bạch huyết trong các phân hệ? ? Hệ bạch huyết có vai trò gì? HS trả lời, HS khác bổ sung. GV chốt: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
- Mỗi phân hệ đều gồm thành phần: Mao mạch bạch huyết. Mạch bạch huyết. Hạch bạch huyết, ống bạch huyết. Tĩnh mạch máu. 2. Đường đi của bạch huyết trong các phân hệ: - Phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung và ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn) - Phân hệ nhỏ: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể vào tĩnh mạch. Bạch huyết có thành phần tương tự huyết tương không chứa hồng cầu. - Vai trò: Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Hệ BH có vai trò gì?
? Hệ tuần hoàn của người có gì khác so với thú?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.- Kẻ bảng trang 54 vào vở bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................