Giải Sinh Học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

1.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 51 SGK Sinh học 8: - Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

- Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Trả lời:

- Dựa vào hình:

Giải Sinh Học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết (ảnh 2)

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 52 SGK Sinh học 8: - Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

- Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

Trả lời:

- Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

- Phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.

- Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

Câu hỏi và bài tập (trang 53 SGK Sinh học 8)

Bài 1 trang 53 SGK Sinh học 8: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ?

Trả lời:

Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu gồm:

* Tim:

+ Nửa phải (tâm nhĩ phải và tâm thất phải).

+ Nửa trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái)

* Hệ mạch:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Vòng tuần hoàn lớn.

Bài 2 trang 53 SGK Sinh học 8: Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào

Trả lời:

Thành phần cấu tạo hệ bạch huyết gồm:

Phân hệ lớn

Phân hệ nhỏ

- Mao mạch bạch huyết

- Hạch bạch huyết

- Mạch bạch huyết

- Ống bạch huyết

- Mao mạch bạch huyết

- Hạch bạch huyết

- Mạch bạch huyết

- Ống bạch huyết

 

Bài 3 trang 53 SGK Sinh học 8: Nêu một vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ bộ phận nào.

Trả lời:

Sự luân chuyển của bạch huyết trong mỗi phân hệ:

Mao mạch bạch huyết --> mạch bạch huyết --> hạch bạch huyết --> mạch bạch huyết --> ống bạch huyết --> tĩnh mạch

Một số cơ quan bộ phận của cơ thể: 

+ Gan 

+ Tim 

+ Phổi 

- Bạch huyết lưu thông trong các cơ quan đó là nhờ hệ thống mạch bạch huyết và mạch máu

Bài 4 trang 53 SGK Sinh học 8: Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Trả lời:

- Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vị trí quả tim ở trước ngực, nhận thấy nhịp đập của tim.

- Thở ra gắng sức nín thở để tìm mỏm tim, dùng gan bàn tay để sờ diện đập tim rồi dùng đầu ngón tay để xác định lại vị trí mỏm tim. Bình thường mỏm tim ở liên sườn 4 hay 5 ngay bên trong đường trung đòn trái.

Lý thuyết Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

I. Tuần hoàn máu (hình 16-1)

Máu đi trong cơ thể thông qua 2 vòng tuần tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

Đặc điểm so sánh

Vòng tuần hoàn nhỏ

Vòng tuần hoàn lớn

Đường đi của máu

Từ tâm thất phải theo đọng mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

Từ tâm thất trái theo động mạch cảnh đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch cảnh trên và tĩnh mạch cảnh dưới rồi về tâm nhĩ phải

Nơi trao đổi

Trao đổi khí ở phổi

Trao đổi chất ở tế bào

Vai trò

Thải CO2 và khí độc trong cơ thể ra môi trường ngoài

Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống của tế bào

Độ dài vòng vận chuyển của máu

Ngắn hơn

Dài hơn vòng tuần hoàn nhỏ

- Vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:

+ Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch

+ Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào cảu cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)

→ Hệ tuần hoàn giúp lưu chuyển máu trong toàn cơ thể

II. Lưu thông bạch huyết

- Đường đi của bạch huyết:

Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn)

- Vai trò của mỗi phân hệ:

+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và ở nửa dưới của cơ thể

+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể

- Vai trò của hệ bạch huyết: Là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết.

Bài giảng Sinh học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Đánh giá

0

0 đánh giá