Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Luyện tập nhân đa thức với đa thức (2024) - Toán 8 mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập nhân đa thức với đa thức
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố kiến thức về quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
Kĩ năng: Có kĩ năng thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức qua các bài tập cụ thể.
Thái độ : Giáo dục cẩn thận, lòng yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập 10, 11, 12, 13 trang 8, 9 SGK, phấn màu; máy tính bỏ túi; . . .
- HS: Ôn tập quy tắc nhân đơn thức với đa thức, quy tắc nhân đa thức với đa thức, máy tính bỏ túi; . . .
- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, so sánh, thảo luận nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút).
HS1: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức. Áp dụng: Làm tính nhân (x3-2x2+x-1)(5-x)
HS2: Tính giá trị của biểu thức (x - y)(x2 + xy + y2) khi x = -1 và y = 0
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Bài tập 10 trang 8 SGK. (8 phút). - Treo bảng phụ nội dung. - Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta làm như thế nào? - Hãy vận dụng công thức vào giải bài tập này. - Nếu đa thức tìm được mà có các hạng tử đồng dạng thì ta phải làm gì? - Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán. |
- Đọc yêu cầu đề bài. - Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau. - Vận dụng và thực hiện. - Nếu đa thức tìm được mà có các hạng tử đồng dạng thì ta phải thu gọn các số hạng đồng dạng. - Lắng nghe và ghi bài. |
Bài tập 10 trang 8 SGK.
|
Hoạt động 2: Bài tập 11 trang 8 SGK. (5 phút). - Treo bảng phụ nội dung. - Hướng dẫn cho học sinh thực hiện các tích trong biểu thức, rồi rút gọn. - Khi thực hiện nhân hai đơn thức ta cần chú ý gì? - Kết quả cuối cùng sau khi thu gọn là một hằng số, điều đó cho thấy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến. - Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán. |
- Đọc yêu cầu đề bài. - Thực hiện các tích trong biểu thức, rồi rút gọn và có kết quả là một hằng số. - Khi thực hiện nhân hai đơn thức ta cần chú ý đến dấu của chúng. - Lắng nghe và ghi bài. - Lắng nghe và ghi bài. |
Bài tập 11 trang 8 SGK. (x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7 = 2x2 + 3x - 10x - 15 - 2x2 + 6x + x + 7 = - 8 Vậy giá trị của biểu thức (x - 5)(2x + 3) - 2x( x- 3) + x + 7 không phụ thuộc vào giá trị của biến. |
Hoạt động 3: Bài tập 13 trang 9 SGK. (9 phút). - Treo bảng phụ nội dung. - Với bài toán này, trước tiên ta phải làm gì? - Nhận xét định hướng giải của học sinh và sau đó gọi lên bảng thực hiện. - Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán. |
- Đọc yêu cầu đề bài. - Với bài toán này, trước tiên ta phải thực hiện phép nhân các đa thức, rồi sau đó thu gọn và suy ra x. - Thực hiện lời giải theo định hướng. - Lắng nghe và ghi bài. |
Bài tập 13 trang 9 SGK. (12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 - 16x) = 81 48x2 - 12x - 20x + 5 + 3x - 48x2 - 7 + 112x = 81 83x = 81 + 1 83x = 83 Suy ra x = 1 Vậy x = 1 |
Hoạt động 4: Bài tập 14 trang 9 SGK. (9 phút). - Treo bảng phụ nội dung. - Ba số tự nhiên chẵn liên tiếp có dạng như thế nào? - Tích của hai số cuối lớn hơn tích của hai số đầu là 192, vậy quan hệ giữa hai tích này là phép toán gì? - Vậy để tìm ba số tự nhiên theo yêu cầu bài toán ta chỉ tìm a trong biểu thức trên, sau đó dễ dàng suy ra ba số cần tìm. - Vậy làm thế nào để tìm được a? - Hãy hoàn thành bài toán bằng hoạt động nhóm. - Sửa hoàn chỉnh lời giải các nhóm. |
- Đọc yêu cầu đề bài. - Ba số tự nhiên chẵn liên tiếp có dạng 2a, 2a + 2, 2a + 4 với a ∈ N. - Tích của hai số cuối lớn hơn tích của hai số đầu là 192, vậy quan hệ giữa hai tích này là phép toán trừ (2a + 2)(2a + 4) - 2a(2a + 2) = 192 - Thực hiện phép nhân các đa thức trong biểu thức, sau đó thu gọn sẽ tìm được a. - Hoạt động nhóm và trình bày lời giải. |
Bài tập 14 trang 9 SGK. Gọi ba số tự nhiên chẵn liên tiếp là 2a, 2a + 2, 2a + 4 với a ∈ N. Ta có: (2a + 2)(2a + 4) - 2a(2a + 2) = 192 ⇒ a + 1 = 24 ⇒ a = 23 Vậy ba số tự nhiên chẵn liên tiếp cần tìm là 46, 48 và 50. |
4. VẬN DỤNG |
||
Hãy nhắc lại tính chất về liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, tính chất về liên hệ giữa thứ tự và phép nhân. |
* Làm bài tập phần vận dụng |
|
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao |
Làm bài tập phần mở rộng |
|
4. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)
- Xem lại các bài tập đã giải (nội dung, phương pháp).
- Thực hiện các bài tập còn lại trong SGK theo dạng đã được giải trong tiết học.
- Xem trước nội dung bài 3: “Những hằng đẳng thức đáng nhớ” (cần phân biệt các hằng đẳng thức trong bài).