50 Bài tập Axit tác dụng với bazơ (có đáp án)- Hoá học 9

Tải xuống 7 1.2 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 9 : Axit tác dụng với bazơ. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập về Axit tác dụng với bazơ. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Hoá học 9: Axit tác dụng với bazơ

A. Bài tập Axit tác dụng với bazơ

I. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa hết 300ml dung dịch HCl 0,5M.

Hướng dẫn giải:

- Ta có: nHCl = 0,3.0,5 = 0,15 mol

- Phương trình phản ứng hóa học:

KOH + HClKCl + H2O0,15  0,15                                  mol                

V(KOH) = 0,151,5= 0,1 lít = 100 ml

Ví dụ 2: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.

Hướng dẫn giải:

Ta có:         nH2SO4= 0,4.0,5 = 0,2 mol

                   nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,4          0,2

NaOH +      HCl   → NaCl + H2O

0,4          0,4

 nNaOH  = 0,4 + 0,4 = 0,8 mol

V(NaOH) = 0,8/0,75 = 1,07 lít = 1070ml

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Khi cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:

A.  250ml             

B.  400ml                   

C.  500ml                 

D.  125ml

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Ta có: nNaOH  = 0,5.1 = 0,5 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,5     →      0,25                      mol

  VH2SO40,250,2 = 0,125 lít

Bài 2: Cho 100ml dd Ba(OH)2 1M vào 100ml dd H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A.  23,30g 

B.  18,64g 

C.  1,86g 

D.  2,33g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ta có:          nBa(OH)2= 0,1 mol

                   nH2SO4 = 0,08 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4  + 2H2O

0,1              0,08                      mol

Ta có: 0,110,081  Ba(OH)2 dư, H2SO4 hết.

nnBaSO4nH2SO4= 0,08 mol

m= 0,08.233 = 18,64 g

Bài 3: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa hết dung dịch A chứa 300ml dung dịch HCl 1,5M và dung dịch H2SO4 0,75M.

A. 300ml

B. 450ml

C. 600ml

D. 500ml

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Ta có:          nHCl = 1,5.0,3 = 0,45 mol

                   nH2SO4= 0,75.0,3 = 0,225 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

0,45        0,225          mol

KOH +        HCl   → KCl + H2O

0,45        0,45            mol

nKOH = 0,45 + 0,45 = 0,9 mol

 VKOH = 0,91,5 = 0,6 lít = 600ml

Bài 4: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là:

A. 100ml                   

B. 200ml                     

C. 300ml                   

D. 400ml                                                  

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ta có: nNa = 4,623 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

0,2     →      0,2                        mol

NaOH + HCl → NaCl + H2O

0,2     → 0,2                             mol

nHCl = 0,2 mol VHCl = 0,21 = 0,2 lít = 200 ml

Bài 5: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

A. 100g                   

B. 80g                           

C. 90g                       

D. 150g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ta có: nH2SO4= 0,2 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,4          0,2              mol

mNaOH = 0,4.40 = 16g

mdd(NaOH) = 16.10020= 80g

Bài 6: Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%:

A. 400g 

B. 500g

C. 420g 

D. 570g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ta có: mKOH = 112.25100= 23g

nKOH = 2346= 0,5 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

0,5     → 0,25        mol

mH2SO4= 0,25.98 = 24,5g

  mdd(H2SO4)24,5.1004,9= 500g

Bài 7: Khối lượng dung dịch NaOH 10% cần để trung hoà 200 ml dung dịch HCl 1M là:

A. 80g               

B. 100g                         

C. 160g                

D. 200g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ta có: nHCl = 0,2 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

NaOH +      HCl → NaCl + H2O

0,2          0,2              mol

mNaOH = 0,2.40 = 8g

mdd(NaOH) = 8.10010= 80g

Bài 8: Trung hoà 200g dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là:

A. 100 ml            

B. 300 ml             

C. 400 ml            

D. 200 ml

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Ta có: mHCl = 3,65.200100= 7,3g nHCl = 7,336,5= 0,2 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

KOH +        HCl   → KCl + H2O

0,2          0,2              mol

VKOH = 0,21= 0,2 lít = 200ml

Bài 9: Cho 1,25 lít dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với x lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của x là

A. 1,25

B. 2,0

C. 2,5

D. 2,75

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Ta có: nKOH = 1,25 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

KOH +        HCl   → KCl + H2O

1,25   →      1,25

x = 1,250,5= 2,5

Bài 10: Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2 vào 400 gam dung dịch HCl vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là

A. 8,42%

B. 5,34%

C. 9,36%

D. 14,01%

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Đặt:   nKOH = x mol; nBa(OH)2= y mol

Phương trình phản ứng hóa học:

KOH +        HCl   → KCl + H2O

x        →      x        →      x        mol

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

y        →      2y      → y             mol

Ta có: mA = 56x + 171y = 44,78 (1)

          Mmuối = 74,5x + 208y = 56,065 (2)

Từ (1) và (2) x = 0,25; y = 0,18

Ta có :         mdd X = mA + mdd HCl = 44,78 + 400 = 444,78 g

                   mBaCl2= 0,18.208 = 37,44 g

 C%BaCl237,44.100444,788,42%

B. Lý thuyết Axit tác dụng với bazơ

- Phản ứng axit tác dụng với bazơ là phản ứng trung hòa

- Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

Axit + bazơ → muối + nước

- Ví dụ:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O

Phương pháp giải:

+ Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.

+ Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trìnhSố mol các chất cần tìm.

+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống