Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 9 : Bài tập về Dãy hoạt động của kim loại. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập về Dãy hoạt động của kim loại. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Hoá học 9: Dãy hoạt động của kim loại
A. Bài tập Dãy hoạt động của kim loại
I. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
Hướng dẫn giải:
Đồng là một kim loại đứng sau Hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Đồng không phản ứng với dung dịch H2SO4.
Không có hiện tượng gì xảy ra.
Ví dụ 2: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt)
a. Xác định lượng Cu sinh ra.
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Hướng dẫn giải:
Do sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại Sắt có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch muôi.
Đặt: nFe = x mol
Phương trình phản ứng hóa học:
mthanh sắt tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 64x – 56x= 2g x = 0,25
a/ mCu sinh ra = 0,25.64 = 16g
b/ = x = 0,25 mol
= 0,25 : 0,4 = 0,625M
II. Bài tập tự luyện
Bài 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na, Mg, Zn
B. Al, Zn, Na
C. Mg, Al, Na
D. Pb, Al, Mg
Bài 2: Kim loại nào dưới đây làm sạch được một mẫu dung dịch Zn(NO3)2 lẫn Cu(NO3)2 và AgNO3?
A. Zn
B. Cu
C. Fe
D. Pb
Bài 3: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hidro (ở đktc). Vậy kim loại M là:
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Ba
Bài 4: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:
A. T, Z, X, Y
B. Z, T, X, Y
C. Y, X, T, Z
D. Z, T, Y, X
Bài 5: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư, thể tích khí thoát ra (ở đktc) là:
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít
C. 13,44 lít
D. 8,96 lít
Bài 6: Cho lá đồng vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá đồng ra cân lại khối lượng lá đồng thay đổi như thế nào?
A. Tăng so với ban đầu
B. Giảm so với ban đầu
C. Không tăng, không giảm so với ban đầu
D. Giảm một nửa so với ban đầu
Bài 7: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:
A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu
B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam
C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam
D. Không có hiện tượng
Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). M là
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Cu
Bài 9: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian lấy lá Zn ra thấy khối lượng dung dịch tăng 0,2g. Vậy khối lượng Zn phản ứng là
A. 0,2 g
B. 13 g
C. 6,5 g
D. 0,4 g
Bài 10: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí hidro (ở đktc). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là:
A. 81 %
B. 54 %
C. 27 %
D. 40 %
Đáp án tham khảo
1A |
2A |
3B |
4C |
5B |
6A |
7C |
8A |
9B |
10B |
B. Lý thuyết Dãy hoạt động của kim loại
Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học.
- Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
- Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại:
Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:
+ Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải.
+ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.
Ví dụ:
2K + 2H2O → 2KOH + H2 (↑)
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (↑)
+ Kim loại đứng trước H tác dụng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) sinh ra khi H2.
Ví dụ:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (↑)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (↑)
+ Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ba, Ca … hay trừ các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Ví dụ:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (↓)
Lưu ý: Khi cho kim loại tan trong nước (K, Na, Ca, Ba…) tác dụng với dung dịch muối, phương trình phản ứng hóa học xảy ra như sau:
Ví dụ: Cho Na tác dụng với dung dịch FeSO4
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (↑)
2NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 (↓) + Na2SO4
- Gợi ý cách học thuộc, dễ nhớ dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
Khi (K) Nào (Na) Bạn (Ba) Cần (Ca) Mua (Mg) Áo (Al) Záp (Zn) Sắt (Fe) Nhớ (Ni) Sang (Sn) Phố (Pb) Hỏi (H) Cửa (Cu) Hàng (Hg) Á (Ag) Phi (Pt) Âu (Au)