50 Bài tập Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (có đáp án)- Toán 5

Tải xuống 3 1.9 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán 5 Chương 3 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 5. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Chương 3 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 5 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương 

A. Bài tập Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hình lập phương là hình gồm có mấy mặt?

A. 8 mặt

B.6 mặt

C. 12 mặt

D. 20 mặt

Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm “Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh và ….cạnh”:

A. 6

B. 8

C. 12

D. 20

Câu 3: Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là:

A. Chiều dài

B. Chiều rộng

C. Chiều cao

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 8 cạnh và 12 đỉnh

B. Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh

C. Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau

D. Hình lập phương và hình chữ nhật đều có 6 mặt.

Câu 5. Chọn phát biểu đúng:

A. Hình lập phương là hình gồm 6 cạnh và 6 mặt bên đều là hình vuông.

B. Hình lập phương và hình hộp chữ nhật đều có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt

C. Các mặt của hình lập phương đều là hình vuông

D. Câu B và câu C đúng.

Câu 6: Noel năm nay, Lan nhận được một hộp quà rất đẹp hình lập phương. Lan đo độ dài một cạnh của nó được 8cm. Diện tích để bọc bên ngoài hộp quà đó là bao nhiêu  ?   

A. 483cm2

B. 438cm2

C. 834cm2

D. 384cm2

Câu 7: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 6cm. Diện tích một mặt đáy của nó là:

A. 50cm2

B. 60cm2

C. 30cm2

D. 300cm2

Câu 8: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 6cm. Cần phải tăng, giảm kích thước như thế nào để được một hình lập phương có cạnh 10cm.

A. Chiều rộng tăng 4cm, chiều cao tăng 5cm.

B. Chiều rộng giảm 5cm, chiều cao tăng 4cm

C. Chiều rộng tăng 5cm, chiều cao tăng 4cm

D. Chiều rộng giữ nguyên, chiều dài tăng 5cm, chiều cao tăng 5cm

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Kể tên các mặt bên, mặt đáy, các cạnh, các đỉnh của hình hộp chữ nhật sau và trả lời câu hỏi: Hình hộp chữ nhật gồm có bao nhiêu mặt? bao nhiêu cạnh? Và bao nhiêu đỉnh?

Tài liệu VietJack

Câu 2: Viết số đo các cạnh của hình hộp chữ nhật sau:

Tài liệu VietJack

a) Tính tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật đó.

b) Tính diện tích của 2 mặt đáy hình hộp chữ nhật đó.

Câu 3: Hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật không? Em hãy giải thích câu trả lời của mình.

Câu 4: Tính diện tích các mặt của hình lập phương sau đây:

Tài liệu VietJack

Câu 5: Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp thành một hình lập phương?

Tài liệu VietJack

III. Bài tập vận dụng

Câu 1Trong các đồ vật sau, vật nào có hình dạng hộp chữ nhật?

Bài tập Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Khối rubic có dạng hình lập phương. Đúng hay sai?

Câu 3: 

Bài tập Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải

Hình lập phương trên có Bài tập Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải cạnh, Bài tập Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải mặt.

Câu 4: Lan có một tấm bìa có kích thước như hình vẽ:

Bài tập Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải

Lan có thể gấp tấm bìa thành một hình lập phương. Đúng hay sai?

B. Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

1. Hình hộp chữ nhật

a) Định nghĩa

Hình hộp chữ nhật là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật.

Hai mặt đối diện nhau của hình chữ nhật được xem là hai mặt đáy của hình chữ nhật. Các mặt còn lại đều là mặt bên của hình chữ nhật.

Hình hộp chữ nhật ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương lớp 5 (ảnh 1)

Hình hộp chữ nhật có:

+ 12 cạnh: AB, BC, CD, DA, A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, AA’, BB’, CC’, DD’

+ 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh A’, đỉnh B’, đỉnh C, đỉnh D’

+ 6 mặt: ABCD, BCC’B’, A’B’C’D’, DCD’C’, ADD’C’, ABB’A’.

b) Công thức

Cho hình vẽ:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương lớp 5 (ảnh 1)

Trong đó:

a: Chiều dài

b: Chiều rộng

h: Chiều cao

2. Hình lập phương

Hình lập phương là hình khối có chiều rộng, chiều dài và chiều cao đều bằng nhau.

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương lớp 5 (ảnh 1)

Hình lập phương có:

+ 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh C, đỉnh B, đỉnh D, đỉnh E, đỉnh F, đỉnh G, đỉnh H

+ 12 cạnh bằng nhau: AB = BD = DC = CA = CH = AE = DG = BF = FG = FE = EH = HG

+ 6 mặt là hình vuông bằng nhau.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống