Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

Tải xuống 3 2.5 K 3

Với giải vở bài tập Toán lớp 5 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 5. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Toán lớp 5 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

Video giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 22 Bài 1Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) Hình hộp chữ nhật có : …..... mặt, …..... cạnh, …..... đỉnh.

b) Hình lập phương có : ….....mặt, …..... cạnh, …..... đỉnh.

Lời giải

a) Hình hộp chữ nhật có: 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

b) Hình lập phương có: 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 22 Bài 2Viết các số còn thiếu vào các mặt tương ứng: 

Bài 104.2.docx (ảnh 1)

Lời giải

Bài 104.2.docx (ảnh 2)

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 22 Bài 3Cho hình hộp chữ nhật (xem hình bên).

Bài 104.3.docx (ảnh 1)

a) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

DQ = AM = ..... = .....

AB = MN = ..... = .....

AD = BC = ..... = .....

b) Biết chiều dài 7cm, chiều rộng 4cm, chiều cao 5cm. Tính diện tích mặt đáy ABCD và các mặt bên DCPQ, AMQD

Lời giải

a)

DQ = AM = BN = CP

AB = MN = PQ = DC

AD = BC = NP = MQ

b)

Diện tích mặt đáy ABCD là:

7 × 4 = 28 (cm2)

Diện tích mặt bên DCPQ là:

7 × 5 = 35 (cm2)

Diện tích mặt bên AMQD là:

4 × 5 = 20 (cm2)

Đáp số: SABCD = 28cm2,

SDCPQ = 35cm2,

SAMQD = 20cm2.

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 23 Bài 4Đánh dấu x vào ô trống đặt dưới hình hộp chữ nhật, đánh dấu √ vào ô trống đặt dưới hình lập phương: 

Bài 104.4.docx (ảnh 1)

Bài 104.4.docx (ảnh 2)

Lời giải

Bài 104.4.docx (ảnh 3)

Bài 104.4.docx (ảnh 4)

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

a) Hình chữ nhật

Bao diêm, viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật.

Hình hộp chữ nhật có 6 mặt (như hình vẽ): hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đều là hình chữ nhật. Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 3 bằng mặt 5; mặt 4 bằng mặt 6.

Hình hộp chữ nhật (hình bên dưới) có:  

• Tám đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.

• Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh DC, cạnh AD, cạnh MN, cạnh NP, cạnh QP, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.

Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

b) Hình lập phương

Ta cũng thường gặp trong thực tế một số đồ vật như con súc sắc có dạng hình lập phương.

Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.

Bài giảng Toán lớp 5 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Xem thêm
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (trang 1)
Trang 1
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (trang 2)
Trang 2
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 22, 23 Bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống