50 Bài tập

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán 9 Chương 2 Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Chương 2 Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 9 Chương 2 Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

A. Bài tập Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho đường thẳng d: y = ax + b (a ≠ 0) . Hệ số góc của đường thẳng d là:

A. -a

B. a

C. 1/a

D. b

Lời giải:

Đường thẳng d: y = ax + b (a ≠ 0) có a là hệ số góc.

Chọn đáp án B.

Câu 2: Cho đường thẳng d: y = ax + b (a > 0) . Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d . Khẳng định nào dưới đây là đúng:

A. α = -tanα

B. α = (180° - α)

C. α = tanα

D. α = -tan(180° - α)

Cho đường thẳng d có phương trình y = ax + b (a ≠ 0)

Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d . Ta có: α = tanα

Chọn đáp án C.

Câu 3: Cho đường thẳng d: y = 2x + 1. Hệ số góc của đường thẳng d là:

A. -2

B. 1/2

C. 1

D. 2

Đường thẳng d: y = 2x + 1 có hệ số góc là a = 2

Chọn đáp án D.

Câu 4: Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x - 5 đi qua điểm có A(-1; 2). Hệ số góc của đường thẳng d là:

A. 1

B. 11

C. -7

D. 7

Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta được

(m + 2).(-1) - 5 = 2 ⇔ -m - 2 = 7 ⇔ m = -9

Suy ra d: y = -7x - 5

Hệ số góc của đường thẳng d là k = -7

Chọn đáp án C.

Câu 5: Tính hệ số góc của đường thẳng d: y = (2m - 4)x + 5 biết nó song song với đường thẳng d': 2x - y - 3 = 0.

A. 1

B. -2

C. 3

D. 2

Ta có hai đường thẳng d: y = (2m - 4)x + 5 và d': 2x - y - 3 = 0 hay d': y = 2x - 3

Mà d // d' ⇒ 2m - 4 = 2 (1)

Mặt khác, d có hệ số góc là 2m – 4 và d’ có hệ số góc là 2 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ hệ số góc của d là 2

Chọn đáp án D.

Câu 6: Cho hàm số bậc nhất y = (2m + 1)x + m – 2. Tìm m biết rằng góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox bằng 45°.

A. m = 0

B. m = 1

C. m = -1

D. m = 2

Vì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất nên 2m + 1 ≠ 0 ⇔ m ≠ (-1)/2 .

Gọi góc α là góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox . Theo giả thiết α = 45°. Ta có:

tanα = a ⇒ tan45° = 2m + 1

⇔ 1 = 2m + 1 ⇔ 0 = 2m ⇔ m = 0

Chọn đáp án A.

Câu 7: Cho hai đường thẳng y = 2x + 10 và y = (3 - m)x + 4. Biết rằng hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau. Tìm m?

A. m = 0

B. m = 1

C. m = -1

D. m = 2

Vì hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau nên a = a’

Hay 2 = 3 – m nên m = 1

Chọn đáp án B.

Câu 8: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Gọi α và β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = - 2x + 1 và y = - 5x + 2 với trục Ox. Khẳng định nào sau đây là đúng :

A. 90° < β < α

B. 90° < α < β

C. α < β < 90°

D. β < α < 90°

Hai đường thẳng đã cho có hệ số góc lần lượt là – 2 < 0 và -5 < 0

Góc tạo bởi hai đường thẳng đã cho với trục Ox là góc tù.

Lai có: -5 < -2 nên β < α

Vậy 90° < β < α

Chọn đáp án A.

Câu 9: Đường thẳng y = (a - 1)x + 6 tạo với trục hoành một góc tù. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. a > 0

B. a < 0

C. a < 1

D. a > 1

Để đường thẳng đã cho tạo với trục hoành một góc tù thì :

a - 1 < 0 ⇔ a < 1

Chọn đáp án C.

Câu 10: Cho đồ thị hàm số y = (100 – 2m)x + 30. Biết rằng đường thẳng trên tạo với trục Ox một góc nhọn. Tìm m?

A. m < 50

B. m = 50

C. m > 50

D. m < - 50

Vì đường thẳng trên tạo với trục Ox một góc nhọn nên:

100 – 2m > 0 ⇔ -2m > -100 ⇔ m < 50

Chọn đáp án A.

Câu 11: Cho đồ thị hai hàm số y = x +100 và y = 3x + 1. Gọi α ;β lần lượt là góc tạo bởi hai đường thẳng đã cho với trục Ox. Tìm khẳng định đúng.

A. 90° < β < α

B. 90° < α < β

C. α < β < 90°

D. α < 90° < β

Hai đường thẳng y = x + 100 và y = 3x + 1 có hệ số góc lần lượt là a = 1 > 0 và a’ = 3 > 0

Suy ra: góc tạo bởi mỗi đường thẳng và trục Ox là góc nhọn.

Lại có: 1 < 3 nên α < β

Vậy α < β < 90°

Chọn đáp án C.

Câu 12: Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua điểm A(1;1) và điểm B(−1;2)

Trắc nghiệm Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b có đáp án

Gọi phương trình đường thẳng d cần tìm là y = ax + b (a ≠ 0)

Vì d đi qua A (1; 1) nên a + b = 1 ⇒ b = 1 − a

Thay tọa độ điểm B vào phương trình –a + b = 2 ⇒ b = a + 2

Trắc nghiệm Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b có đáp án

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua điểm M(−3;2) và N(1;−1)

Trắc nghiệm Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b có đáp án

Gọi d: y = ax + b (a ≠ 0) đi qua 2 điểm M (−3; 2) và N (1; −1)

M thuộc d ⇔ −3a + b = 2 ⇒ b = 2 + 3a  (1)

N thuộc d ⇔ 1.a + b = −1 ⇔ b = −1 – a (2)

Trắc nghiệm Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b có đáp án

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x – 5 có hệ số góc là k = −4. Tìm m

A. m = −4   

B. m = −6   

C. m = −5   

D. −3

Hệ số góc của đường thẳng d là k = m + 2 (m ≠ −2)

Từ giả thiết suy ra m + 2 = −4 ⇔ m = −6 (TM)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Cho đường thẳng Trắc nghiệm Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b có đáp án có hệ số góc là k = −2. Tìm m

A. m = 5     

B. m = −6   

C. m = −7   

D. m = −3

Trắc nghiệm Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b có đáp án

Đáp án cần chọn là: C

II. Bài tập tự luận có lời giải

Câu 1: Cho hàm số y = x + 2. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox (làm tròn đến phút).

Lời giải:

Vẽ đồ thị hàm số y = x + 2

Đồ thị hàm số đã cho đi qua hai điểm A(0; 2); B(-2; 0).

Lý thuyết: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox là α, ta có \widehat{ABO} = α Xét tam giác vuông OAB , ta có \tan \alpha  = \frac{{OA}}{{OB}} = \frac{2}{2} = 1 (1 chính là hệ số góc của đường thẳng y = x + 2)

Khi đó số đo góc α là α = 45

Câu 2: Cho (d): y = ax + b. Tìm a, b biết (d) đi qua gốc tọa độ và song song với (d') trong đó (d') có hệ số góc bằng 1.

Lời giải:

Theo bài ta, (d) đi qua gốc tọa độ nên ta có b = 0

(d) song song với (d') và (d') có hệ số góc bằng 1 nên a = 1

Vậy a = 1, b = 0.

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho các điểm và nằm trên đường thẳng có hệ số góc là . Tìm giá trị của m

Câu 2: Chứng minh rằng nếu một đường thẳng đi qua điểm A(x1; y1) và có hệ số góc bằng a thì đường thẳng đó có phương trình là y - y1 = a(x - x1)

B. Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

1. Khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

a. Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) với trục Ox

Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox và M là một điểm thuộc đường thẳng và có tung độ dương.

Khi đó, Max^ là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox.

Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Ví dụ 1. Cho hàm số y = x + 3. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox.

Lời giải:

Vẽ đồ thị hàm số y = x + 3

Cho x = 0 thì y = 3 ta được điểm A (0; 3).

Cho y = 0 thì x = −3 ta được điểm B (−3; 0).

Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Đồ thị hàm số đã cho đi qua hai điểm A(0; 3); B(−3; 0).

Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = x + 3 với trục Ox là α, ta có ABO^=α.

Xét tam giác vuông OAB, ta có tanα=OAOB=33=1(1 chính là hệ số góc của đường thẳng y = x + 3)

Khi đó số đo góc α là α = 45°.

Vậy góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox là 45°.

2. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

− Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau.

Khi a > 0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 90°.

Khi a < 0 góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 180°.

Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox phụ thuộc vào a.

Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.

Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Chú ý. Khi b = 0, ta có hàm số y = ax. Trong trường hợp này, ta có thể nói a là hệ số góc của đường thẳng y = ax.

Ví dụ 2. Cho (d): y = ax + b. Tìm a, b biết (d) đi qua gốc tọa độ và song song với (d') trong đó (d') có hệ số góc bằng 1.

Lời giải:

Theo bài ta, (d) đi qua gốc tọa độ nên ta có b = 0.

(d) song song với (d') và (d') có hệ số góc bằng 1 nên a = 1.

Vậy a = 1, b = 0.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống