Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 24:
Ngày soạn: 20/11/2016
Ngày dạy:....................
Bài 21: QUANG HỢP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra được kết luận: khi có ánh sáng lá
có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi
+ Giải thích được một vài hiện tượng thực tế như: Vì sao phải trồng cây nơi có đủ
ánh sáng? Vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?
2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp; hoạt động nhóm.
3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Đồ dùng dạy - học:
1. GV:
+ Dụng cụ để thực hiện thí nghiệm dung dịch iốt là thuốc thử tinh bột: 1 củ
khoai tây đã luộc chín, dao nhỏ, dung dịch iốt, ống nhỏ giọt.
+ Kết quả của thí nghiệm 1
+ Tranh vẽ theo hình 21.1;21.2 SGK
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học ở tiểu học về chức năng của lá.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Trình bày sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lớp biểu bì?
- Nêu cấu tạo của lớp thịt lá? Chức năng chính của thịt lá là gì?
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu HS quan sát hình 21.1
+ Gọi HS đọc thông tin, nghiên cứu thí
nghiệm
thảo luận nhóm 3 câu hỏi mục
? Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen
nhằm mục đích gì?
? Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế
tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
+ Gọi đại diện nhóm trình bày
+ Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
? Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận
gì?
+ Quan sát hình, đọc thông tin
+ Nghiện cứu thí nghiệm
thảo luận
nhóm
thống nhất ý kiến trả lời.
+ Để so sánh với phần lá đối chứng được
chiếu sáng.
+ Chỉ có phần lá không bị bịt chế tạo được
tinh bột vì bị nhuộm thành màu xanh tím
với thuốc thử tinh bột.
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
+ Rút ra kết luận

Kết luận: Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình
12.2 SGK tr.69, 5thảo luận nhóm 3 câu hỏi
mục

? Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh
bột? Vì sao?
+ Đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận
nhóm, thống nhất ý kiến
trả lời câu hỏi
- Cành rong trong cốc B chế tạo được tinh
bột vì được chiếu sáng.

 

? Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong
đó thải ra chất khí? Đó là khí gì?
+ Gọi đại diện nhóm trình bày
+ GV nhận xét, bổ sung
chốt lại toàn bộ
kiến thức
? Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm?
+ Hỏi: tại sao khi trời nắng nóng đứng dưới
bóng cây to ta lại thấy mát và dễ thở?
liên
hệ ý thức bảo vệ cây xanh.
- Có bọt khí thoát ra ở đáy ống nghiệm, đó
là khí oxi vì làm que đóm vừa tắt lại bùng
cháy.
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung
+ Rút ra kết luận
+ Trả lời câu hỏi

Kết luận: Lá đã nhả ra khí oxi trong quá trình quang hợp.
Keát luaän chung: HS đọc phần ghi nhớ SGK
3. Kiểm tra, đánh giá:
+ Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại
rong?
+ Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
+ Gọi HS nhắc lại 2 thí nghiệm và rút ra kết luận
Cho điểm
4. Dặn dò:
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK
+ Xem trước bài học tiếp theo
+ Ôn lại kiến thức về chức năng của rễ
Tiết 25:
Ngày soạn: 22/11/2016
Ngày dạy:.....................
Bài 21: QUANG HỢP ( Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra được kết luận: những chất lá cần đểå
chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp .Viết sơ đồ tóm tắt về quang hợp.
2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp; hoạt động nhóm.
3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Đồ dùng dạy - học:
-
Dụng cụ để thực hiện thí nghiệm trước khi dạy vài ngày ,mang lá ở tn đến lớp để
thử kq với dung dịch iốt .
- Kết quả của thí nghiệm 1
- Tranh vẽ theo hình 21.4; 21.5 SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra 15’:
Câu 1: Lá cây đã tạo ra những chất gì trong quá trình quang hợp ? Vì sao phải
trồng cây xanh ở nơi có ánh sáng?
Câu 2: Những khu vực đông dân thường trồng nhiều cây xanh vì sao?
Đáp án:
Câu 1: - Lá cây đã tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi trong quá trình quang hợp.(3
đ)
- Phải trồng cây xanh ở nơi có ánh sáng để lá cây có thể chế tạo được
tinh bột.(3 đ)
Câu 2: Những khu vực đông dân cư thường trồng nhiều cây xanh vì để cây
xanh hút khí cacbonic và nhả ôxi cho con người.(4 đ)
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu HS quan sát hình 21.3
+ Gọi HS đọc thông tin, nghiên cứu thí
nghiệm
thảo luận nhóm 3 câu hỏi
mục

? Điều kiện thí nghiệm của cây trong
chuông A khác với cây trồng trong
chuông B ở điểm nào?
? Lá cây trong chuông nào không chế
tạo được tinh bột? Vì sao?
+ Gọi đại diện nhóm trình bày
+ Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
? Rút ra kết luận gì?
? Ngoài ra lá còn cần những chất nào?
+ GV: Nước từ lông hút
mạch gỗ
của rễ
thân cuống lá.
+ Quan sát hình, đọc thông tin, nghiên
cứu thí nghiệm
thảo luận nhóm các
câu hỏi mục
thống nhất ý kiến trả
lời.
- Chuông A: không có khí cacbonic vì bị
nước vôi hấp thụ hết.
- Chuông B: có khícacbonic
- Lá cây trong chuông B không chế tạo
được tinh bột. Vì lá không bị iôt nhuộm
thành màu xanh tím.
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
+ Rút ra kết luận: không có khí cacbôníc
lá không thể chế tạo được tinh bột.
- Lá còn cần nước để chế tạo tinh bột.

Kết luận: không có khí cacbôníc lá không thể chế tạo được tinh bột, ngoài ra lá còn
cần nước để chế tạo tinh bột.
Hoaït ñoäng 2: Khaùi nieäm veà quang hôïp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk.
+ Gọi 2 HS viết sơ đồ quang hợp lên
bảng.
+ Gọi đại diện nhóm trình bày
+ Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
+ Đọc thông tin
+ 2 hs lên bảng viết sơ đồ:
Nước + khí cacbonic
tinh bột + khí
oxi
- Rút ra kết luận
- Nước + khí cacbonic

 

? Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào
để chế tạo tinh bột? Nguyên liệu đó lấy
từ đâu?
? Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện
nào?
? Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra những
sản phẩm hữu cơ nào khác ?
? Quang hợp là gì?
- Ánh sáng mặt trời, chất diệp lục có
trong lá.
- Nhiều loại chất hữu cơ khác không
cần ánh sáng.
+ HS trả lời.

Kết luận:
- Khái niệm: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí
CO
2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí O2.
- Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp: Nước + khí cacbonic tinh bột + khí oxi
3. Kiểm tra, đánh giá:
- Câu 3 sgk trang 72.
- Hãy khoanh tròn câu đúng nhất:
1. Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên trái đất, điều
đó đúng không? Vì sao?
a. Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên trái đất hô hấp đều cần oxy do cây xanh
thải ra khi quang hợp.
b. Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên trái đất đều phải nhờ vào chất hữu cơ do
cây xanh quang hợp tạo ra.
c. Điều đó đúng, vì không phải mọi sinh vật đều sống không phải dựa vào cây
xanh.
d. Điều đó đúng, vì tất cả con người và hầu hết các loài động vật trên trái đất
đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxy do cây xanh tạo ra.
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, đọc mục “Em có biết?”

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống