Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày soạn: 20/11/2020
Ngày dạy:21/11/2020
Tiết số: 21
Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
- Kiến thức trọng tâm :Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Tranh phóng to hình 20.4 SGK.
- Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá.
III. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv: Yêu cầu hs mở SGK trang 173 đọc bài “ ĐI THĂM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KỲ DIỆU”
Qua bài đọc của bạn các em có biết cái nhà máy ấy nằm ở đâu không?
Hs: Trong phiến lá ạ
B2: Gv: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể cấu tạo nhà máy đó như thế nào nhé.
VB : Vì sao lá có thể tự chế tạo ra chất dinh dưỡng cho cây ? Ta có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo trong của phiến lá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung, yêu cầu cần đạt |
||||||
Hoạt động 1: Biểu bì Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá. B1: GV yêu cầu HS quan sát H 20.1 và nghiên cứu thông tin đầu sách cho biết: Cấu tạo của phiến lá gồm mấy phần? - HS quan sát H 20.1 và nghiên cứu thông tin đầu sách: Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thân lá và thịt lá. - HS đọc thông tin mục SGK, quan sát hình 20.2 và 20.3 trao đổi theo 2 câu hỏi SGK. B2: GV cho HS trong nhóm nghiên cứu SGK trả lời 2 câu hỏi SGK trang 65. - Yêu cầu HS phải nêu được: Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau. B3: GV yêu cầu HS thảo luận toàn lớp. - GV chốt lại kiến thức đúng. B4: GV có thể giải thích thêm về hoạt động đóng mở lỗ khí khi trời nắng và khi râm. ? Lỗ khí thường tập trung ở đâu? ? Lỗ khí thông với bộ phận nào? Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tập trung ở mặt dưới của phiến lá. - Thông với khoang chứa không khí ở bên trong của phiến lá. Hoạt động 2: Thịt lá Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá B1: GV giới thiệu và cho HS quan sát mô hình, hình 20.4 SGK, nghiên cứu SGK. - HS nghe và quan sát mô hình trên bảng, đọc mục và quan sát hình 20.4 SGK trang 66. ? Cấu tạo của thịt lá ? - Gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong. ? Vai trò của lục lạp ? Lục lạp được hình thành khi nào ? - Thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây. - Khi có đủ ánh sáng lục lạp hình thành. B2: Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi mục , - GV gợi ý khi so sánh, chú ý ở những đặc điểm: hình dạng tế bào, cách xếp của tế bào, số lượng lục lạp... - HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi mục , ghi ra giấy. - HS trao đổi nhóm theo những gợi ý của GV và thống nhất ý kiến làm vào phiếu học tập. - Trao đổi chéo các nhóm B3: GV cho HS thảo luận nhóm sau khi đã tự trả lời làm vào phiếu học tập: - GV đưa biểu điểm: - GV ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng để nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. - Gv đưa đáp án , hướng dẫn HS chấm bài cho nhóm bạn. - GV kiểm tra kết quả của các nhóm. - GV yêu cầu 1 HS đọc lại. ? Tại sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? ? Chức năng chính của thịt lá là gì? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Giống: đều chứa lục lạp -> tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây. + Khác:
B4: GV: Tổng kết ý kiến HS, chốt đáp án chuẩn. Hoạt động 3: Gân lá B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 66 và trả lời câu hỏi: - HS đọc mục SGK trang 66 quan sát hình 20.4 kết hợp với kiến thức về chức năng của bó mạch ở rễ và thân, trả lời câu hỏi SGK. B2: GV kiểm tra 1-3 HS, cho HS rút ra kết luận. ? Qua bài học em biết được những điều gì? - HS trả lời trước lớp, HS khác bổ sung nếu cần. B3: GV treo tranh phóng to hình 20.4 giới thiệu toàn bộ cấu tạo của phiến lá. |
1. Biểu bì
- Lớp tế bào biểu bì có vách ngoài dày dùng để bảo vệ, có nhiều lỗ khí để trao đổi khí và thoát hơi nước.
2. Thịt lá - Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp để chế tạo chất hữu cơ.
3. Gân lá - Gân lá nằm xen kẽ giữa phần thịt lá gồm mạch rây và mạch gỗ có chức năng vận chuyển các chất.
|
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1/ Nhận biết các bộ phận trong của phiến lá qua sơ đồ câm Hinh 20.4
2/ Điền các cụm từ vào cột chức năng tương ứng.
3/ Cho các cụm từ: lục lạp; vận chuyển; lỗ khí; biểu bì; bảo vệ; đóng mở. Hãy chọn cụm những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây:
- Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào ……… (1) trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng ……..(2) cho các phần bên trong của phiến lá.
- Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều ……..(3). Hoạt động …….. (4) của nó giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài.
- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ……. (5) có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Gân lá có chức năng …….(6) các chất cho phiến lá.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn lại kiến thức ở tiểu học: Chức năng của lá, chất khí nào duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm 1. Bài Quang hợp. Mang lá khoai lang đã làm thí nghiệm ở nhà đến lớp vào giờ học sau.