Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 53: Tham quan thiên nhiên mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tiết 68 Ngày soạn:
27.04.2011
Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính
- Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật chính
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của TV trong điều
kiện sống cụ thể.
2. Kĩ năng: Quan sát, thực hành; Thu thập mẫu vật; Làm việc độc lập, theo nhóm
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Địa điểm, dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.
2. Học sinh:
- Ôn tập lại kiến thức liên quan.
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm: Dụng cụ đào đất, túi nilông trắng; Kéo cắt cây; Kẹp
ép tiêu bản; Panh, kính lúp; Nhãn ghi tên cây; Kẻ sẵn bảng theo mẫu sgk /173.
III. Hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài: (5 phút)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nêu yêu cầu của giờ thực hành -> chia nhóm , phân nhóm trưởng .
B. Các hoạt động:
Quan sát ngoài thiên nhiên (40 phút)
- Mục tiêu: Quan sát hình thái, nhận dạng và xếp thực vật vào nhóm
- Cách tiến hành:
* Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
*Nội dung quan sát
Giáo án Sinh 6
- Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật
- Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
- Thu thập mẫu vật
- Ghi chép ngoài thiên nhiên -> Giáo viên hướng dẫn các nội dung phải ghi chép.
*Cách thực hiện:
a, Quan sát hình thái một số thực vật
- Quan sát rễ, thân, lá, hoa, quả
- Quan sát hình thái của cây sống ở môi trường: Cạn, nước .......-> tìm đặc
điểm thích nghi.
- Lấy mẫu cho vào túi ni lông (Hoa, quả, cành nhỏ, cây nhỏ)->Buộc nhãn tên cây.
Chú ý: Chỉ lấy mẫu mọc dại
b, Nhận dạng thực vật , xếp chúng vào nhóm
- Xác định tên một số cây quen thuộc .
- Vị trí phân loại:
+ lớp, ngành đối với thực vật hạt kín
+ Ngành: Đối với tảo -> Hạt trần
c, Ghi chép:
- Các điều quan sát được
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn
* Giáo viên luôn quan sát, nhắc nhở và trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh
* Thu dọn dụng cụ trước 5’
-> Nhận xét buổi thực hành .
Tiết 69 Ngày soạn:
29.04.2011
Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN (tiếp)
Giáo án Sinh 6
I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thái của các loại rễ biến dạng, thân biến dạng và lá biến dạng
- Lấy được ví dụ về các loại rễ, thân lá biến dạng
2. Kĩ năng:Quan sát, nhận biết
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính tự giác, yêu thích thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh (lá biến dạng: Cây nắp ấm, cây bắt mồi )
2. Học sinh: sách, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài: (5 phút)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nêu yêu cầu của giờ thực hành
B. Các hoạt động :
Quan sát nội dung tự chọn (40 phút)
1, Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá
- Quan sát hình thái của một số cây có, rễ, thân hoặc lá biến dạng.
- Nhận xét môi trường sống của các loại cây đó.
- Nhận xét về sự thay đổi chức năng của các cơ quan biến dạng.
2, Quan sát, nhận xét mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực
vật với động vật
- Quan sát hiện tượng cây mọc trên cây.
- Quán sát hiện tượng cây bóp cổ.
Giáo án Sinh 6
- Quan sát thực vật sống kí sinh như tầm gửi, dây tơ hồng.
- Quan sát : sự thụ phấn nhờ sâu bọ, chim làm tổ trên cây…
- Nhận xét quan hệ giữa thực vật với thực vật và thực vật với động vật.
3, Nhận xét vè sự phân bố của thực vật trong khu tham quan
- Số loài thực vật nào nhiều, số loài nào ít ?
- Số lượng thực vật Hạt kín so với ngành khác?
- Số lượng cây trồng so với cây hoang dại?
4, Ghi chép:
- Các điều quan sát được
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn
* Giáo viên luôn quan sát, nhắc nhở và trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh
* Thu dọn dụng cụ trước 5’
-> Nhận xét buổi thực hành .
Tiết 70 Ngày soạn:
02.05.2011
Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN (tiếp)
I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức: Giống tiết 68, 69.
2. Kĩ năng: Quan sát, hoạt động nhóm, viết thu hoạch
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính tự giác, yêu thích thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
Giáo án Sinh 6
- Các nhóm chuẩn bị nội dung ghi chép được qua quan sát mẫu của tiết 68,
69.
III. Hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài: (3 phút)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nêu yêu cầu của giờ thực hành
B. Các hoạt động:
Thảo luận toàn lớp (40 phút)
- Giáo viên cho học sinh tập trung lớp
- Yêu cầu các nhóm trình bày các kết quả quan sát được của hai tiết trước(tiết
68 và tiết 69)
-> Các nhóm thảo luận , nhận xét , bổ sung
- Giáo viên giải đáp các thắc mắc của học sinh
- Giáo viên nhận xét , đánh giá các nhóm:
+Tuyên dương các nhóm tích cực , ý thức tốt .
+Phê bình các nhóm ý thức kém
- Yêu cầu học sinh viết báo cáo thu hoạch theo mẫu sgk
* Còn 10’ : Giáo viên gọi 5-6 học sinh mang bản thu hoạch lên chấm
-> Giáo viên nhận xét cách viết thu hoạch, sửa chữa cho học sinh
* Bài tập về nhà: (2 phút)
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch
- Dùng mẫu thu thập được để làm mẫu khô