Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 23: Cây hô hấp không? mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 27:
Ngày soạn: 27/11/2016
Ngày dạy:.....................
Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ HS biết phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế một thí nghiệm đơn giản từ
đó phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây.
+ Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa của
hô hấp đối với đời sống của cây
+ Giải thích được một số ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô
hấp của cây.
2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp; tập thiết kế thí nghiệm; hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy - học:
1. GV:
+ Làm thí nghiệm 1 trước 1 giờ
+ Các dụng cụ để làm thí nghiệm 2 như SGK
2. HS: Ôn lại bài quang hợp, kiến thức ở tiểu học về vai trò của khí ôxi
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
- Ý nghĩa quang hợp của cây xanh? Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
2. Bài mới:
Mở bài: Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí ôxi. Vậy lá cây có
hô hấp không? Làm thế nào để biết được điều này? Bài 23
Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
a. Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải: + Yêu cầu HS đọc thông tin SGK + Yêu cầu HS tìm hiểu về thí nghiệm 1 SGK và quan sát hình 23.1 để thu thập thông tin, thảo luận để trả lời 3 câu hỏi: - Không khí trong hai chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết? - Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn? - Từ kết quả của thí nghiệm 1 ta có thể rút ra được kết luận gì? + Gọi đại diện nhóm trả lời + GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức + Yêu cầu HS nhắc lại kết luận b. Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng: + GV yêu cầu HS dựa trên những dụng cụ có sẵn và kết quả thí nghiệm 1 tập thiết kế thí nghiệm |
a. Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải: + Đọc thông tin + Tìm hiểu thí nghiệm, quan sát hình 23.1 Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi - Cả hai chuông đều có khí cacbônic vì trên mặt cốc nước vôi có váng trắng đục - Vì cây trong chuông A đã thải ra khí cacbônic - Cây đã thải ra khí cacbônic khi không có ánh sáng + Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Nhắc lại kết luận b. Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng: + Cá nhân HS suy nghĩ, tập thiết kế thí nghiệm + Trả lời câu hỏi: |
? Các bạn nhóm An và Dũng đã làm thí nghiệm nhằm mục đích gì? + Cho HS trao đổi nhóm để tìm cách thiết kế thí nghiệm + Yêu cầu HS báo cáo kết quả trước toàn lớp về thí nghiệm mà mình thiết kế ? Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2, cho biết cây có hô hấp không? Giải thích vì sao? + Chốt lại kiến thức |
- Mục đích: biết được cây đã lấy ôxi của không khí để hô hấp. + Trao đổi nhóm về cách thiết kế thí nghiệm - HS: bỏ cốc trồng cây vào trong cốc thuỷ tinh to rồi đậy tấm kính lên, bọc túi giấy đen ở ngoài trong 4 giờ. Sau đó khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vàoque đóm tắt ngaytrong cốc không còn khí O2 và cây đã nhả ra khí CO2. + Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình nhóm khác bổ sung + Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung + HS rút ra kết luận. |
Kết luận: Cây có hô hấp vì : khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí cacbônic và hút khí ôxi của không khí |
Hoạt động 2: Hô hấp ở cây
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ Yêu cầu HS đọc thông tin SGK + GV ghi nhanh sơ đồ hiện tượng hô hấp lên bảng và nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời: ? Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? ? Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài? - Người ta đã có những biện pháp nào để tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp của rễ hoặc hạt khi mới gieo? |
+ Đọc thông tin, thu thập kiến thức + Suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nước. - Mọi cơ quan của cây đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường. - Cây hô hấp suốt ngày đêm. - Cày bừa kĩ, luôn xới xáo cho đất tơi xốp, phơi ải, làm cỏ, sục bùn... đất chứa nhiều không khí. |
Kết luận: - Hô hấp là hiện tượng cây lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nước. Chất hữu cơ + Khí ôxi Năng lượng + khí cacbônic + hơi nước - Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường. |
Kết luận chung: HS đọc phần ghi nhớ SGK
3. Kiểm tra, đánh giá:
- Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín
cửa?
Vì ban đêm cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên lấy ôxi của không khí và
thải ra nhiều khí cacbônic. Do đó, nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng thiếu
ôxi, người ngủ dễ bị ngạt, có thể chết.
- Giải thích câu tục ngữ: “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”
Đất được phơi khô sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho cho rễ hô hấp tốt, hút được
nhiều nước, muối khoáng cung cấp cho cây giống như cây được bón thêm phân.
- Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với
nhau?
+ Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp là nguyên
liệu cho hô hấp và ngược lại.
+ Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có
nhau: hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp và mọi hoạt động
sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp tạo ra.
Cây không thể sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình trên.
- Nhiệt độ thích hợp cho hô hấp của cây là 250C - 300C.
- Lượng ôxi và cacbônic trong không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Nếu
tăng lượng khí cacbônic trong không khí thì sự hô hấp của cây giảm mạnh (nhất là
đêm).
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại bài: “cấu tạo trong của phiến lá”.
- Đọc trước bài mới.