Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 29:
Ngày soạn: 04/12/2016
Ngày dạy:......................
Bài 25: THỰC HÀNH : BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nêu được đặc điểm hình thái và chức năng của một số lá biến dạng.
- Hiểu được ý nghĩa của lá biến dạng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu, tranh.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Đồ dùng dạy - học:
1. GV:
- Mẫu: cây mây, cây đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương
rồng.
- Tranh: cây nắp ấm, cây bèo đất.
- Kẻ bảng trang 85 vào bảng phụ và các mảnh ghép tương ứng với các ô trong bảng.
2. HS:
- Mỗi nhóm 2 HS sưu tầm: cây xương rồng có mọc chồi, củ dong rừng, củ hành cắt
đôi theo chiều dọc.
- HS kẻ sẵn vào vở bảng liệt kê theo mẫu sgk trang 85.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
- Phần lớn nước vào cây đã đi đâu? Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá là gì?
- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?
2. Bài mới:
Mở bài: phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính là chế tạo chất dinh
dưỡng cho cây. Nhưng ở một số cây do thực hiện những chức năng khác, lá đã bị
biến dạng.
Hoạt động 1: Có những loại lá biến dạng nào?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ GV yêu cầu hoạt động nhóm: quan sát hình,
vật mẫu trả lời câu hỏi sgk trang 83.
+ GV quan sát các nhóm, có thể giúp đỡ, động
viên nhóm học yếu, nhóm học khá thì có kết
quả nhanh và đúng.
+ GV cho các nhóm trao đổi kết quả
- GV treo bảng liệt kê lên bảng, gọi các nhóm
tham gia bốc thăm xác định tên mẫu vật nhóm
cần điền.
- Yêu cầu mỗi nhóm nhặt các mảnh bìa có ghi
sẵn đặc điểm, hình thái, chức năng…gài vào ô
cho phù hợp.
- GV thông báo luật chơi, thành viên của
nhóm chọn và gài vào phần của nhóm mình.
+ GV nhận xét kết quả và cho điển nhóm làm
tốt.
+ Hoạt động nhóm.
+ HS trong nhóm cùng quan sát mẫu
kết hợp với các hình 25.1đến 25.7 sgk.
+ HS tự đọc mục
và trả lời câu hỏi
mục
sgk trang 83.
+ Trong nhóm thống nhất ý kiến

nhân hoàn thành bảng sgk trang 85 vào
vở bài tập.
+ Đại diện 1
3 nhóm trình
bày
nhóm khác nhận xét.
- HS sau khi bốc thăm cử 3 người lên
chọn mảnh bìa cho phù hợp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ
sung.

 

+ GV thông báo đáp án đúng cho HS điều
chỉnh.
+ GV yêu cầu HS đọc mục “em có biết?” để
biết thêm một loại lá biến dạng nữa (lá của cây
bí)
+ Yêu cầu HS ruùt ra keát luaän
+ HS nhắc lại các loại lá biến dạng, đặc
điểm, hình thái, chức năng chủ yếu
của nó.

Kết luận: nội dung bảng

Tên mẫu vật Đặc điểm hình thái của lá
biến dạng
Chức năng của lá
biến dạng
Tên lá biến
dạng
Xương rồng Lá có dạng gai nhọn Làm giảm sự thoát
hơi nước
Lá biến thành
gai
Lá đậu Hà
Lan
Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên cao Tua cuốn
Lá cây mây Lá ngọn có dạng tay có móc Giúp cây bám để leo
lên cao
Tay móc
Củ dong ta Lá phủ trên thân rễ có dạng
vảy mỏng, màu nâu nhạt
Che chở, bảo vệ cho
chồi của thân rễ.
Lá vảy
Củ hành Bẹ lá phình to thành vảy dày,
màu trắng.
Chứa chất dự trữ cho
cây.
Lá dự trữ
Cây bèo đất Trên lá có nhiều lông tuyến
tiết ra chất dính thu hút và có
thế tiêu hóa mồi.
Bắt và tiêu hóa mồi. Lá bắt mồi
Cây nắp ấm Gân lá phát triển thành các
bình có nắp đậy, thành bình có
Bắt và tiêu hóa sâu
bọ chui vào bình.
Lá bắt mồi

 

tuyến tiết chất dịch thu hút và
tiêu hóa được sâu bọ.

Hoạt động 2: Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ GV yêu cầu HS xem lại bảng ở hoạt động
1
nêu các ý nghĩa biến dạng của lá.
? Có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của
các lá biến dạng so với lá thường?
? Những đặc điểm đó có tác dụng gì đối với
cây?
+ HS xem lại đặc điểm hình thái và chức
năng chủ yếu của lá biến dạng.
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng
khác với lá bình thường.
- Có tác dụng thích nghi với môi trường
sống khác nhau.
Kết luận: Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở điều kiện
sống khác nhau.

Keát luaän chung: HS đọc kết luận sgk trang 85.
3. Kiểm tra, đánh giá: HS trả lời câu 1, 2, 3 sgk trang 85.
4. Dặn dò:
+ Học bài, trả lời câu hỏi sgk trang 85 vào vở bài tập.
+ Nhóm 2 HS mang theo: đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ nghệ có mầm, lá
cây thuốc bỏng có cây con.
Tiết 30:
Ngày soạn: 10/12/2016
Ngày dạy:...................
BÀI TẬP: LÀM MẪU ÉP
I. Mục tiêu:
Qua bài này, HS phải:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại những đặc điểm bên ngoài của lá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu, tranh.
- Rèn kĩ năng làm mẫu khô.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường.
- Kích thích sự ham mê, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các loại lá: trúc đào, rau muống, rau ngót, địa lan, kinh giới, lá lốt, xương sông,
rau má, lá sen, hoa sữa, lúa, địa liền, hoa hồng, cỏ nhọ nồi, ngũ da bì.
- Băng dính, báo cũ, bìa.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
Trình bày những đặc điểm bên ngoài của lá.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Phân loại lá dựa vào đặc điểm bên ngoài

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật trên bàn
và kiểm tra sự chuẩn bị của từng nhóm.
- GV hướng dẫn HS phân loại lá và tìm hiểu
đặc điểm bên ngoài của lá.
- HS tập hợp theo nhóm, bầu nhóm trưởng
và thư kí.
- Các nhóm tập hợp mẫu và các dụng cụ
khác để GV kiếm tra.
- Nhóm HS dưới sự hướng dẫn của GV
phân loại lá và hoàn thành bảng.
TT Tên mẫu vật Kiểu gân lá Lá đơn Lá kép Kiểu xếp lá
1 Lá rau muống Hình mạng x Mọc cách
2 Lá địa lan Song song x Mọc cách
3 Lá rau ngót Hình mạng x Mọc cách
4 Lá cỏ nhọ nồi Hình mạng x Mọc đối
5 Lá hoa sữa Hình mạng x Mọc vòng
6 Lá địa liền Hình cung x Mọc cách
7 Lá hoa hồng Hình mạng x Mọc cách

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm mẫu ép lá

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm:
+ Lấy các lá đem ép vào giữa các tờ báo cho
héo tái.
+ Dùng băng dính đính lá vào tờ bìa
+ Tiếp tục phơi khô để làm tập bách thảo.
- GV lưu ý các nhóm ghi chú vào mỗi lá dựa
vào bảng.
- Các nhóm tiến hành ép lá giữa các tờ báo
cho héo tái.
- 2 HS dùng băng dính đính lá vào tờ bìa
để phơi cho khô.
- 2 HS chuẩn bị thông tin và ghi đầy đủ vào
mỗi lá ngay để khỏi nhầm lẫn.

 

? Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa
dạng?
? Cách xếp lá trên cây ntn giúp nó nhận được
nhiều ánh sáng?
- Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước
rất khác nhau, có nhiều kiểu gân lá, có 2
loại lá chính.
- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp
lá nhận được nhiều ánh sáng.

3. Kiểm tra, đánh giá:
- GV kiểm tra kết quả bước đầu của các nhóm.
- GV nhận xét, khen ngợi, cho điểm nhóm làm tốt; phê bình nhóm làm chưa tốt.
- GV yêu cầu các nhóm về nhà tiếp tục hoàn thành, buổi sau sẽ chấm kết quả.
4. Dặn dò:
- Tiếp tục hoàn thiện mẫu ép, về nhà có thể sưu tầm thêm.
- Không bứt hết lá của 1 cành.
- Đọc trước bài mới.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống