Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu đầy đủ, chi tiết. Giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 12 sắp tới.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Chương 6 có đáp án: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
Trắc nghiệm Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:
A. V = 22,4(a – b) B. V = 11,2(a – b)
C. V = 11,2(a + b) D. V = 22,4( a + b)
Đáp án: A
phản ứng tạo khí: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Có khí thoát ra chứng tỏ (2) đã xảy ra, vậy CO32-đã phản ứng hết
Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ trong Y có HCO3-.
Vậy sau phản ứng (2) HCl đã hết.
nCO2 = nHCl(2) = nHCl – nHCl(1) = a – b (mol)
V = 22,4(a-b)
Bài 2: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020. B. 0,030.
C. 0,015. D. 0,010.
Đáp án: D
Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch thứ tự phản ứng:
H+ + CO32- → HCO3- (1)
H+ + HCO3- → CO2 + H2O (2)
nH+ = 0,03 mol
nCO32- = 0,02 mol < nH+
nH+ (2) = nCO2 = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol
Bài 3: Nguyên tử kim loại kiềm có n lớp electron. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1 B. ns2
C. ns2np1 D. (n-1)dxnsy
Đáp án: A
Bài 4: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm ?
A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p.
Đáp án: D
Bài 5: Phương pháp điều chế kim loại kiềm là:
A. Khử oxit kim loại kiềm bằng chất khử CO.
B. Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của chúng.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua.
D. Cho Al tác dụng với dung dịch muối của kim loại kiềm .
Đáp án: B
Bài 6: Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là
A. 18,75 %. B. 10,09%. C. 13,13%. D. 55,33%.
Đáp án: A
Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M
Phản ứng xảy ra:
=> Li (7) < M =21 < K (39)
Gọi số mol của K và Li lần lượt là x và y:
Bài 7: Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.
Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau :
(a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.
(b) Thuyền bốc cháy.
(c) Nước chuyển màu hồng.
(d) Mẩu natri nóng chảy.
Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
Bài 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?
A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.
D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.
Đáp án: A
Bài 9: Cho các chất sau : Na, Na2O, NaCl. NaHCO3, Na2CO3. Số chất có thể tạo ra NaOH trực tiếp từ một phản ứng là:
A,2 B.3 C. 4. D. 5.
Đáp án: D
Bài 10: Hấp thụ hết x lít khí CO2 (đktc) vào đung dịch hỗn hợp X gồm 0.4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dich Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là:
A. 18,92 B 15,68. C. 20,16. D. 16,72.
Đáp án: C
trong dung dịch X: nOH-=0,7 mol; nCO32-=0,4 mol
Khi sục CO2 vào dung dịch X có các phản ứng:
nCO2 = 0,7 + 0,2 = 0,9 mol.
Vậy x = V = 0,9.22,4 = 20,16 lit
Bài 11: Cho các phát biểu sau :
(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.
(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.
3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.
(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.
(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Đáp án: A
Bài 12: Khi điều chế Na, người ta điện phân nóng chảy NaCl với anot làm bằng:
A. thép B. nhôm. C. than chì. D. magie.
Đáp án: C
Bài 13: Phản ứng nào sau đây không đúng:
A. 2KNO3 −to→ 2KNO2 + O2
B. 2NaCl + 2H2O −ddpddd, m.n→ 2NaOH + Cl2 + H2
C. 3Cu + 2KNO3 + 8HCl −to→ 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O
D. 4KNO3 + 2H2O −đpdd→ 4KOH + 4NO2 + O2
Đáp án: D
Bài 14: Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm :
(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp,
(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.
(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
(4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa
(5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D.4
Đáp án: C
Bài 15: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
D. Chỉ có sủi bọt khí.
Đáp án: B
Trắc nghiệm Kim loại kiềm thổ có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Đóng khoá K cho bóng đèn sáng. Sau đó mở từ từ khoá J cho dung dịch HCl chảy xuống bình cầu (khuấy đều bình chứa dung dịch Ca(OH)2 ). Độ sáng của bóng đèn sẽ :
A. sáng dần lên.
B. mở dần đi sau đó độ sáng không đổi.
C. mờ dần đi rồi sáng dần lên.
D. mờ dần đi rồi sau đó tắt hẳn.
Đáp án: C
Bài 2: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k); ΔH > 0 .
Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là
A. giảm nhiệt độ.
B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.
C. tăng áp suất.
D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.
Đáp án: B
Để làm câu hỏi này chú ý đến nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê (Một phản ứng đang ở trạng thái cân bằng khi thay đổi các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm tác động của các yếu tố)
Chiều thuận (ΔH > 0): thu nhiêt ⇒ tăng nhiệt độ
Giảm áp suất khí CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo hướng tăng áp suất của hệ → Theo chiều thuận
Bài 3: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
X → X1 + CO2
X1 + H2O → X2
X2 + Y → X + Y1 + H2O
X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHSO4.
B. BaCO3, Na2CO3.
C. CaCO3, NaHCO3.
D. MgCO3, NaHCO3.
Đáp án: C
Nhận thấy đáp án X đều là hợp chất muối cacbonat MCO3, X1 là MO.
X2 + H2O → X2. X2 là M(OH)2 (loại D vì MgO không tan trong nước)
Để X2 + Y → X + Y2 + H2O và X2 + 2Y → X + Y2 + H2O thì chỉ có 1 trường hợp thỏa mãn là muối cacbonat.
Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
Bài 4: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là
A. 6,02 gam
B. 3,98 gam
C. 5,68 gam
Đáp án: A
Phương trình phản ứng: R + 2HCl → RCl2 + H2
Ta có nHCl = 2nH2 = 0,12 mol
mmuối = mkim loại + mCl- = 1,76 + 0,12. 35,5 = 6,02 gam.
Bài 5: Phản ứng nào dưới đây giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động ?
A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3
B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4
C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 xảy ra trong một thời gian
Đáp án: D
Bài 6: Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 1,182. B. 3,940. C. 2,364. D. 1,970
Đáp án: D
nCO32- = nHCO3- = nOH- - nCO2 = 0,01 mol
m = 197.0,01 = 1,97 gam
Bài 7: Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn họp A là:
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Sr.
Đáp án: A
Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x
Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2
CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2
nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol
dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12
Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be
Bài 8: Nước cứng không gây tác hại nào sau đây ?
A. Lâm giám khá năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục hát.
B. Làm tác các đường ống nước nóng,
C. Gây ngộ độc khí uống.
D. Làm giảm mùi vị của thực phấm khi nâu.
Đáp án: C
Bài 9: Cho các chất sau đây: MCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3. NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 1
Đáp án: C
Bài 10: Dung dịch A chứa a mol Na+, b mol HCO3-, c mol CO3- , d mol SO42. Khi cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ f vào dung dịch trên thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Biểu thức tính f theo a và b là:
Đáp án: A
Khi kết tủa lớn nhât: toàn bộ ion HCO3-, CO32-, SO42- đã cuyển hoá và vào kết tủa
Dung dịch còn lại NaOH
Khi HCl phản ứng với MgCO3: 2HCl + MgCO3 → MgCl2 + H2O + CO2
Khí CO2 tạo ra phản ứng với Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Nồng độ chất điện li giảm nên độ sáng của bóng đèn giảm dần
Dư CO2: CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Nồng độ chất điện li lại tăng lên nên độ sáng bóng đèn tăng lên
Bài 11: Cho các phát biểu sau :
Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba,
(1) bán kính nguyên tử tăng dần
(2) tính kim loại tăng dần.
(3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(4) nhiệt độ sôi giảm dần.
(5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: B
Bài 12: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trong các nhóm IIA chỉ có Be không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.
B. Có thể dùng cát để dập tắt đám cháy Mg.
C. Ca có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối
D. Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bari có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Đáp án: D
Bài 13: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là:
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.
Đáp án: D
Phản ứng xảy ra khi hỗn hợp tác dụng với nước:
Na2O + H2O → 2NaOH
Các phản ứng xảy ra tiếp theo:
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
NaHCO3+ NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + NaCl
Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại NaCl
Bài 14: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là :
A.0,17. B. 0,14. C. 0,185. D. 0,04.
Đáp án: B
Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50 ml dung dịch X lần lượt là x và y
nOH- = x + 2y; nBa2+= y
phản ứng trung hoà:
Ta có: x + 2y = o,1.o,1 = 0,01 mol
Phản ứng với CO2:
=> có 2 phản ứng xảy ra
CO2 + 2 OH- → CO32- + H2O
CO2 + OH- → HCO3-
Từ nCO2 = 8.10-3 mol và nOH- = 0,01 mol => nCO32- = 2.10-3 mol
nHCO3- = 6.10-3 mol
Mặt khác: nCO32- > nBaCO3 = 1,5.10-3 mol => toàn bộ Ba2+ đã đi vào kết tủa
Tính ra: y = 1,5.10-3 và x = 7.10-3 ,0l
Vậy CM(NaOH) = 0,14M
Bài 15: Cho 0,88 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,85 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là:
A. Ca. B. Mg. C. Ba. D. Sr.
Đáp án: B
Đặt công thức chung của kim loại và oxit là MOx (0 < x < 1) với số mol là a
Phản ứng: MOx + 2HCl → MCl2 + H2O
mhh = a(M + 16x) = 0,88 (1) và mmuối = a(M + 71) = 2,85 (2)
Chia từng vế của (1) cho (2) ta được:
=> 1,97M = 62,48 – 16x
Vì 0< x <1 nên 23,6 < M < 31,7
M là Mg
Trắc nghiệm Nhôm (Al) có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Giá trị a là
A. 0,030 B. 0,045.
C. 0,050 D. 0,075.
Đáp án: A
Khi nBa(OH)2 0,060 mol hay 0,115 mol thì số mol kết tủa thu được là như nhau
Khi nBa(OH)2 = 0,06 mol thì 2a mol Al3+ chưa kết tủa hết
Phản ứng:
3Ba(OH)2 + 2Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3
Số mol kết tủa thu được là 0,1 mol
Khi nBa(OH)2 = 0,115 mol, 2a mol Al3+ đã kết tủa hết, sau đó kết tủa tan ra.
nBaSO4 + nAl(OH)3 còn lại = 0,1 mol
3a + 2(4a -0,115) = 0,1
⇒ a = 0,03 mol
Bài 2: Hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch NaOH loãng thu được 5,376 lít H2 (đktc). Nếu nung nóng m gam hỗn hợp X để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, thu được chắt rắn y. Cho Y phản ứng vừa du với V mi dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M tạo 4,4352 lít H2 (đklc) Giá trị cua V là :
A, 300 ml. B. 450 ml. C. 360 ml. D. 600 ml.
Đáp án: B
X phản ứng với NaOH được 5,376 lít H2 (đktc) ⇒ nAl = 0,16 mol
Phản ứng nhiệt nhôm:
Al và Fe phản ứng với hỗn hợp axit tạo khí ⇒ x = 0,042 mol
Từ các phản ứng của Al, Fe2O3, Al2O3, Fe với H+ trong V ml dung dịch hốn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M, tính được V = 450ml
Bài 3: Hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4. Nung hỗn hợp X ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
• Phần 1 cho vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc).
• Phần 2 hòa tan hết trong 310 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được 3,36 lít khí (đktc).
Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là ?( Giả sử Fe3O4 chỉ bị khử về Fe)
A. 60%. B. 66,67%.
C. 75%. D. 80%.
Đáp án: D
Al + Fe3O4 -to→ Y
Phần 1: Y + NaOHdư Al + Fe3O4 → H2 (0,06 mol)
Y có Al dư nAl dư = 2/3. nH2 = 0,04 mol
Phần 2: Bảo toàn electron → 2nH2 = 3nAl + 2nFe → 2. 0,15 = 3. 0,04 + 2nFe → nFe = 0,09 mol
8Al + 3Fe3O4 -to→ 9Fe + 4Al2O3
Có nFe = 0,09 mol → nAl2O3 = 0,04 mol
Có nH2SO4 = 4nFe3O4 dư + 3nAl2O3 + 1,5nAl dư + nFe
nFe3O4 dư = (0,31 - 3. 0,04 - 1,5. 0,04 - 0,09)/4 = 0,01 mol
nAl = nAl dư + nAl pư = 0,04 + 0,08 = 0,12 mol
nFe3O4 = nFe3O4 dư + nFe3O4 pư = 0,01 + 0,03 = 0,04
ta có: nAl / 8 > nFe3O4 / 3 ⇒ Hiệu suất tính theo Fe3O4
H% = 0,03 : 0,04 x 100% = 75%
Bài 4: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Đáp án: A
Bài 5: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Đáp án: C
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3
Bài 6: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Cho từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,
(b) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaOH,
(c) Cho từ từ NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,
(d) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NH3.
(e) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 .
(f) Cho từ từ NaAlO2 đến dư vào dung dịch HCl
(g) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaAlO2
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xuất hiện kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 5. D, 7.
Đáp án: C
Bài 7: Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là:
A. 3.425 gam. B. 1,644 gam.
C. 1,370 gam, D. 2,740 gam
Đáp án: D
Công thức muối Ba(AlO2)2 ⇒ nAl = 2nBa ⇒ mBa = 2,740 gam
Bài 8: Điện phân a mol Al2O3 nóng cháy với điện cực bằng than chi. Hiệu suất điện phản là h%. Sau điện, tại anot thoát ra V lit khí (đktc) gồm khí ( O2 và CO, trong đó phần trăm CO2 là b% về thể tích. Biểu thức liên hệ giữa a b, V và h là:
Đáp án: A
Bài 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCI 18,25% thu được dung dịch B và H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Biết rằng m < 45 gam. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ hơn trong X là:
A. 48,57%. B. 37,10%. C. 16,43%. D. 28,22%.
Đáp án: D
Đặt công thức chung của 2 kim loại là X : nAl3+ = 0,36 mol; nAl(OH)3 = 0,2 mol
Trường hợp 1: OH- phản ứng với AlAl3+ dư:
nOH- = 3n↓ = 0,6 = nX
trường hợp 2: OH- dư phản ứng AlAl3+
nOH- = 3nAlAl3+ + (nAlAl3+ - n↓) = 1,24 = nX
Nếu nX = 0,6 < nHCl ⇒ 83,704 gam muối XCl
⇒ nCl- = 0,6 mol hay mCl- = 21,3 gam ⇒ mX = 62,404 gam > 45(loại)
Nếu nX = 1,24 mol > nHCl ⇒ 83,704 gam gồm muối XCl( 1,2 mol) và XOH ( 0,04 mol)
⇒ mX = 40,424 < 45 . Ta có: X = 32,6
Hai kim loại kiềm là Na và K
Tính được số mol Na và K lần lượt là 0,496 và 0,744
%mNa = 28,22%
Bài 10: Cho a mol Na vào nước thu được V1 lít khí. Sau đó thêm từ từ bột nhôm vào dung dịch thu được V2 lít khí ở đktc. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa V2 và so mol nhôm thêm vào là:
Đáp án: B
Bài 11: Cho các quặng sau: pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, dolomit. Số quặng chứa nhôm là:
A.2. B. 3. C.4. D. 5.
Đáp án: B
Bài 12: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Đáp án: A
2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg
Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước
2Al + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2
Bài 13: Cho sơ đồ phản ứng : Al → X→Al2O3→Al
X có thể là
A. AlCl3. B. NaAlO2. C. Al(NO3)3. D. Al2(SO4)3.
Đáp án: C
Bài 14: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím hóa hồng
B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng, tính,
C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot
D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.
Đáp án: B
Bài 15: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 ?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,
Đáp án: B
Trắc nghiệm Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?
A. 0,02M B. 0,04M
C. 0,03M D. 0,015M
Đáp án: B
nCO2 = 0,07mol; nNaOH = 0,08 mol
⇒ nNa2CO3 = 0,01 mol; nNaHCO3 = 0,06 mol
⇒ nBaCO3 = 0,02 mol < nBaCl2 = 0,04 mol ⇒ nCO32- = nBaCO3 = 0,02 mol
OH- + HCO3- → CO32-
nOH- = nCO32- = 0,02 mol ⇒ a = 0,01/0,25 = 0,04 mol
Bài 2: Hòa tan hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2 (trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y. Biết X tác dụng vừa đủ 0,16mol NaOH hoặc 0,24mol HCl thì hết khí bay ra. Giá trị m là:
A. 7,88 g B. 4,925 g
C. 1,97 g D. 3,94g
Đáp án: A
Gọi số mol Na2CO3: x mol, KHCO3: x mol, Ba(HCO3)2: y mol
Nhận thấy dung dịch X tác dụng vừa đủ với 0,16 mol NaOH: HCO3- + OH- → CO32- + H2O
→ nHCO3- = nOH- = x + 2y = 0,16 (1)
Nếu dung dịch X chỉ có HCO3- thì lượng HCl cần dùng tối đa là 0,16 mol < 0,24 mol
→ Trong dung dịch X còn chứa CO32- dư: (x - y) mol
nCO32- dư = x - y = (0,24 - 0,16):2 = 0,04 mol (2)
mBaCO3 = 0,04. 197 = 7,88 gam
Bài 3: Tính khử của các nguyên tử Na, K, Al, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. K, Na, Mg, Al
B. Al, Mg, Na, K
C. Mg, Al, Na, K
D. Al, Mg, K, Na
Đáp án: B
Bài 4: Cho các cặp dung dịch phản ứng với nhau:
(1) Na2CO3 + H2SO4
(2) NaHCO3 + FeCl3
(3) Na2CO3 + CaCl2
(4) NaHCO3 + Ba(OH)2
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2
(6) Na2S + AlCl3
Các cặp phản ứng có cả kết tủa và khí bay ra là
A. 5, 6
B. 2, 3, 5
C. 1, 3, 6
D. 2, 4, 6
Đáp án: A
Bài 5: Chỉ dùng duy nhất một hóa chất nào dưới đây có thể phân biệt được 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: AlCl3; ZnCl2; FeCl2 và NaCl.
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Na2CO3
C. Dung dịch AgNO3
D. Nước amoniac
Đáp án: D
Bài 6: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí. Hai kim loại X, Y có thể là:
A. K và Ba B. K và Ca. C. Na và Mg. D. Li và Be.
Đáp án: C
Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là A, tổng số mol là n, hoá trị trung bình là x ( 1 < x < 2)
Từ các phản ứng ta có: An = 7,1 và xn = 0,5
Vậy: 14,2 < A < 28,4
Chỉ có cặp Na và Mg thoả mãn
Bài 7: Hoà tan 46 gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được dung dịch C và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. A và B là:
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
Đáp án: B
Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là X, tổng số mol là a.
Số mol của Ba là b
Ta có : Xa + 137b = 46
Khi tác dụng với nước thu được khí: 0,5a + b = 0,5
Vì 0,18 < b < 0,21
Vậy : 0,58 < a < 0,64 và 17,23 < Xa < 21,34
Suy ra 26,92 < X < 36,79
Vậy hai kim loại là Na và K
Bài 8: Cho X mol hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam muối khan. Nếu cũng cho X mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được b gam muối khan. Giá trị của X là :
Đáp án: B
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lit khí H2 (đktc) . Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng: 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 13,7 B. 12,78
C. 18,46 D. 14,62
Đáp án: C
Ta có: nH2 = 0,12 mol
KL + H2O → OH- (0,24) + 1/2 H2 (0,12 mol)
Gọi nH2SO4 = x ⇒ nHCl = 4x ⇒ nH+ = 6x mol
nH+ = nOH- = 0,24mol
6x = 0,24 ⇒ x = 0,04 mol ⇒ nH2SO4 = 0,04 mol ⇒ nHCl = 4. 0,04 = 0,16 mol
⇒ mmuối = mkim loại + mgốc axit = 8,94 + 0,04. 96 + 0,16. 35,5 = 18,46 gam.
Bài 10: Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. m là:
A. 4,02 B. 3,42
C. 3,07 D. 3,05
Đáp án: C
Ta có pH = 13 ⇒ pOH = 14 – 13 = 1 ⇒ [OH-] = 0,1 M ⇒ nOH- = 0,1. 0,5 = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Ta có: mbazơ = mkim loại + mOH- = 2,22 + 0,05. 17 = 3,07 g
Bài 11: Các tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng) của các kim loại trong nhóm IA biến đổi có quy luật, trong đó các kim loại nhóm IIA biến đổi không theo quy luật. Để giải thích hiện tượng này có thể dựa vào:
A. điện tích hạt nhân của các nguyên tử.
B. cấu trúc mạng tinh thể.
C. bán kính ion.
D. độ hoạt động hoá học.
Đáp án: B
Bài 12: Nhỏ từ từ dung dịch chứa a mol NaHCO3 và a mol Na2CO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Khi cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Quan hệ giữa a với m, V là:
Đáp án: D
Nhỏ từ từ dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl, hai phản ứng xảy ra đồng thời:
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Bài 13: Cho các chất sau : Ca(OH)2, KOH, CaCO3, Ca(HCO3)2, KNO3, Mg(OH)2.
Số chất bị nhiệt phân có chất khí trong sản phẩm tạo thành là:
A.5. B.4. C. 3. D. 2.
Đáp án: C
Bài 14: Để bảo quản các kim loại kiềm, có thể thực hiện cách nào sau đây ?
A. Để trong lọ thủy tinh có không khí nhưng đậy nắp kín.
B. Ngâm trong ancol nguyên chất.
C. Để trong lọ thủy tinh có chất hút ẩm và đặt trong bóng tối.
D. Ngâm trong dầu hỏa.
Đáp án: D
Bài 15: Một loại nước cứng tạm thời chứa ion Ca2+. Cô cạn 100 ml dung dịch nước cứng này thu được 156,8 ml CO2 (đktc). Để loại bỏ tính cứng tạm thời của 1 lít nước cứng này cần dùng tối thiếu số ml dung dịch NaOH 0,1M là:
A 140 ml. B. 700 ml. C. 70 ml. D. 1400 ml.
Đáp án: A
nCa(HCO3)2 = nCO2 = 7.10-3 mol
VNaOH = 70 ml
Trắc nghiệm Tính chất của nhôm có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước ?
A. Phèn chua phản ứng với các chất bẩn thành các chất tan trong nước.
B. Phèn chua chứa các ion K+, Al3+, SO42- có thể hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.
C. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra ion H+, ion này hấp phụ rất tốt các chất lơ lửng trong nước.
D. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra Al(OH)3. Al(OH)3 với bề mặt phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.
Đáp án: D
Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Bài 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3
X, Y, Z lần lượt có thể là
A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3
B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3
C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2
D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3
Đáp án: A
Bài 3: Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là:
A. ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.
B. ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng.
C. xuất hiện kết tủa keo trắng.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Đáp án: A
Khi cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] ta có các phương trình :
HCl + Na[Al(OH)4] → NaCl + Al(OH)3↓ + H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
→ Hiện tượng xảy ra là ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần
Bài 4: Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của những vật dụng này có một lớp màng. Lớp màng này là ?
A. Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.
B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và không khí.
C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 đều không tan trong nước đã bảo vệ nhôm.
D. Nhôm tinh thể đã bị thụ động hóa bởi nước và không khí.
Đáp án: A
Những vật làm bằng nhôm có một lớp oxit Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, ngăn không cho nước và khí thấm qua, còn màng Al(OH)3 xuất hiện khi Al tác dụng với nước ngăn cản nhôm tiếp xúc với nước
Bài 5: Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X (Fe, Al), Y(Al, Al2O3), Z(Fe, Al2O3) có thể chỉ dùng một hoá chất duy nhất là
A. Dung dịch HNO3 đặc nguội.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch FeCl3.
Đáp án: B
Ta dùng NaOH để phân biệt ba hỗn hợp chất rắn
• Hỗn hợp có 1 phẩn chất tan ra và có hiện tượng sủi bọt khí → X (Fe, Al)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
• Hỗn hợp tan hết và có hiện tượng sủi bọt khí → Y (Al, Al2O3)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
• Hỗn hợp có một phần tan → Z (Fe, Al2O3)
Bài 6: Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là:
A. Li. B. Na. C K. D. Rb
Đáp án: C
Công thức của phèn chua hoặc phèn nhôm có dạng: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Tính ra nAl2(SO4)2 = 0,008 mol
Mphèn = 948
Suy ra M là Kali
Bài 7: Cho 1,62 gam nhôm vào một dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,62 gam. Cô cạn dung dịch này thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 12,78. B. 14,58 C. 25,58. D. 17,58.
Đáp án: B
Thêm 11,63 gam nhôm vào dung dịch HNO3 thấy khối lượng dung dịch tăng 1,62 gam
Suy ra phản ứng tạo muối NH4NO3
Các muối trong dung dịch gồm Al(NO3)3 ( 0,06 mol); NH4NO3 (0,0225 mol)
m = 14,58 gam
Bài 8: Trộn 27,84 gam Fe2O3 với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành Fe kim loại), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 9,744 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
A. 51,43%, B. 51,72%. C. 75,00%. D. 68,50%.
Đáp án: B
Fe và Al phản ứng với H2SO4 sinh ra khí
Tính ra x = 0,09 mol
Hiệu suất phản ứng:
Bài 9: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là:
A. 0,54 gam B. 0,27 gam
C. 1,62 gam D. 0,81 gam
Đáp án: C
⇒ Chỉ có Al thay đổi số oxi hóa trong quá trình. Bảo toàn e ta có:
nAl = nNO = 0,06 mol ⇒ mAl = 1,62g
Bài 10: Cho 2 phương trình phản ứng sau:
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?
A. Nhôm khử được ion H+ của axit trong dung dịch axit.
B. Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.
C. Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nên nhôm là chất lưỡng tính.
D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Trong cả 2 phản ứng này, Al đều bị oxi hóa thành ion dương.
Đáp án: B
Bài 11: Cho các dung dịch AlCl3, NaAlO2, FeCl3 và các chất khí : NH3, CO2, HCl. Khi cho các dung dịch và các chất khí phản ứng với nhau từng đôi một thì số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Đáp án: C
Bài 12: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b moi HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
A. a = b. B. 0 < b < a. C. b > a. D. a = 2b.
Đáp án: A
Bài 13: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ.
B, Bột nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường,
C. Vật làm bằng nhôm có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao.
D. Người ta có thể dùng thùng bàng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
Đáp án: C
Bài 14: Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là:
A. 0,0325. B 0,0650. C. 0,0130. D. 0,0800.
Đáp án: A
Gọi nồng độ mol của Al2(SO4)3 và KOH lần lượt là a và b
Trường hợp 1: 150 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, KOH hết, Al2(SO4)3 dư
nOH-= 3nAl(OH)3 = 6nAl2O3
Trường hợp 2. 600ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, Al2(SO4)3 phản ứng hết tạo kết tủa, kết tủa này tan một phần trong KOH dư
nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3
Hay: 8.0,2a – 2.2.10-3 0,048
a = 0,0325 M
Bài 15: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a moi NaAlO2. Đồ thị nào sau đầy biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa tạo thành và số mol HCl thêm vào dung dịch ?
Đáp án: A
Trắc nghiệm Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng có đáp án – Hóa học 12
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm sau: thả một mẩu natri vào dung dịch chứa MgSO4.
Hiện tượng xảy ra được dự đoán như sau :
(a) Mẩu natri chìm xuống đáy dung dịch
(b) Kim loại magie màu trắng bạc thoát ra, lắng xuống đáy ống nghiệm.
(c) Dung dịch vẫn trong suốt.
(d) Có khí thoát ra.
Trọng các hiện tượng trên, số hiện tượng xảy ra đúng như dự đoán là
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 2: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ : Hiện tượng quan sát được ở cốc dựng dung dịch NaAlO2 là:
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
B. kết tủa keo trắng xuất hiện và không tan.
C. có vẩn đục sau đỏ tan ngay lập tức và dung dịch lại trong suốt.
D. có kết tủa keo tràng, đồng thời sủi bọt khí.
Câu 3: Tiến hành đồng thời 3 thí nghiệm sau với cùng một khối lượng bột nhôm như nhau :
Thi nghiệm 1 : Cho bột nhôm vào dung dịch HCl dư thu được V1 lít khí không màu.
Thí nghiệm 2 : Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH dư thu được V2 lít khí không màu.
Thí nghiệm 3 : Cho bột nhôm vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí V3 lít khí không màu và hoá nâu trong không khí.
Các thểtích V1, V2 và V3 đo ở cùng điều kiện.
Mối quan hệ giữa V1, V2 và V3 nào sau đây là đúng ?
A. V1 = V2 = V3 B. V1 > V2 > V3
C. V1 < V2 < V3 D. V1 = V2 > V3