Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit

Tải xuống 16 2.3 K 43

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit, tài liệu bao gồm 16 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG 3 – AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT TÓM TẮC LÍ THUYẾT

 

Amin

Amino axit

Peptit và protein

Khái niệm

Amin là hợp chất hữu được tạo nên khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon.

Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm

cacboxyl (COOH).

Peptit là hợp chất chứa từ 2 à50 gốc ? - amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit – CO – NH – .

Protein là loại polipeptit cao phân tử có PTK từ vài chục nghìn đến vài triệu.

CTPT

CH3 – NH2

CH3

CH3 – N – CH3 CH3 – NH – CH3

TQ: RNH2

C6H5 – NH2

(anilin)

H2N – CH2 – COOH

(glyxin)

CH3 – CH – COOH

NH2

(alanin)

Tính chất hóa học

- Tính bazơ.

CH3 – NH2 + H2O

⇌ [CH3NH3]- + OH-

Trong H2O Không tan, lắng xuống.

Tính chất lưỡng tính.

Phản ứng hóa este.

Phản ứng trùng ngưng.

Phản ứng thủy phân.

Phản ứng màu biure.

HCl

Tạo muối

R – NH2 + HCl à

R – NH3+Cl-

Tạo muối

Tạo muối

H2N – R – COOH + HCl

à ClH3N – R - COOH

Tạo muối hoặc thủy phân khi đun nóng.

Bazơ tan (NaOH)

 

 

Tạo muối

H2N – R – COOH +

NaOH à H2N – R – COONa + H2O

Thủy phân khi đun nóng.

Ancol ROH/

HCl

 

 

Tạo este

 

Br2/H2O

 

Kết tủa

trắng

 

 

t0, xt

 

 

ε và ω - amino axit tham

gia p/ư trùng ngưng.

 

Cu(OH)2

 

 

 

Tạo hợp chất màu tím


PHẦN 1 – AMIN

DẠNG 1: BÀI TẬP LÝ THUYẾT

Câu 1. Cho sơ đồ chuyển hoá:

ÔN LUYỆN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3 - AMIN - AMINI AXIT - PEPTIT MÔN HÓA HỌC LỚP 12 (ảnh 1)

X, Y lần lượt là

A. C2H5NH3Br, C2H5NH2                                         B. (CH3)2NH2Br, (CH3)2NH

C. C2H5NH3Br, C2H5NH3ONa                                 D. C2H5NH2, C2H5NH3Br

Câu 2. Hãy chọn trình tự tiên hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCH2COOH, CH3COONH4, albumin.

A.  Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH

B.   Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2

C.  Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dung dịch NaOH

D.  Dùng quỳ tím, dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch NaOH

Câu 3. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

A.  Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại

B.  Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng

trở lại trong suốt.

C.  Dung dịch trong suốt.

D.  Dung dịch bị vẩn đục hoàn toàn

Câu 4. Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% khối lượng N. X tác dụng với HC1 theo tỉ lệ mol 1:1. Câu trả lời nào sau đây là không đúng

A.  X là hợp chất amin

B.   Cấu tạo của X là amin no, đơn chức

C.  Nếu công thức của X là Cx Hy Nz

D.  Nếu công thức của X là Cx Hy Nz

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng

A.  Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc Hiđrocacbon

B.   Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin

C.  Tùy thuộc vào cấu trúc của gốc Hiđrocacbon, có thể phân biệt amin no, chưa no và thơm

D.   Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đổng phân.

Câu 6. Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sâu đây? 

 A. Dung dịch Br2                   

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH                 

D. Dung dịch AgNO3

Câu 7. Cho dãy các chất: CH3-NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin), NaOH. Chất có lực bazơ nhỏ nhất trong dãy là

A. CH3-NH2                     B. NH3 

C. C6H5NH2                     D. NaOH

Câu 8. Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím ẩm là

A.  CH3NH2, C6H5OH, HCOOH

B.   C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH

C.  CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH

D.  CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH.

Câu 9. Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?

A. CH3N.                          B. CH4N.   

 C. CH5N.                          D. C2H5N

Câu 10. Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1)   Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(2)   Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dẩn theo chiều tăng của khối lượng phân tử.

(3)   Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm

(4)   Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.

A. (1), (2), (4).                     B. (2), (3), (4).             C. (1), (2), (3).                 D. (1), (2).

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMIN

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn amin X thu 4,48 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam nước. Tính thể tích không khí tối thiểu để đốt X?

A. 24 lít                            B. 34 lít                            C. 43 lít                            D. 42 lít

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đổng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ: VCO2 :VH O2 =8:17. Công thức của 2 amin là

A. C2H5NH2 và C3H7NH2       

B. C3H7NH2 và C4H9NH2

C. CH3NH2 và C2H5NH2       

D. C4H9NH2 và C5H11NH2

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 50 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 375 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), thể tích khí còn lại là 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

A. C2H4 và C3H6              B. C3H6 và C4H8                C. C2H6 và C3H8             D. C3H8 và C4H10 Câu 4. Một hồn hợp A gồm CH4, C2H4, C3H4 và CH3NH2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng 1 lượng oxi vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng P2O5 (dư), bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 nhận thấy khối lượng bình 1 tăng 16,2 gam; ở bình 2 xuất hiện 40 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun kĩ dung

dịch ở bình 2 thấy xuất hiện thêm 7,5 gam kết tủa nữa. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng là:

A. 44,8 lít.                        B. 15,68 lít.                      C. 22,40 lít.                      D. 11,20 lít.

DẠNG 3: BÀI TẬP AMIN PHẢN ỨNG VỚI AXIT

Câu 1. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích của dung dịch HCl 1M đã dùng?

A. 100ml                          B. 50ml                             C. 200ml                          D. 320ml

Câu 2. Để trung hoà 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là:

A. C3H5N                          B. C2H7N                          C. CH5N                           D. C3H7N

Câu 3. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm ba amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Đốt cháy m gam X thu được sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng Ca(OH)2 thấy xuất hiện 15 gam kết tủa. Đun nóng dung dịch lại thấy xuất hiện thêm 8,75 gam kết tủa nữa. Biết tỉ lệ mol của các amin theo thứ tự từ amin nhỏ đến amin lớn là 1:10:5, công thức của 3 amin và giá trị m là:

A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2;m = 4,57 g

B. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2; m = 6,25 g

C. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2; m = 6,25 g

D. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2; m = 4,57 g

BÀI TẬP VỀ NHÀ

DẠNG 1: BÀI TẬP LÝ THUYẾT

Câu 1. Phát biểu sai là

A.   Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac.

B.   Anilin có khả năng làm mất màu nước brom.

C.  Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

D.   Anilin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho phenol và giải phóng khí nitơ.

Câu 2. Số đồng phân amin bậc 3 có công thức phân tử C5H13N là

A. 6                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 3

Câu 3. Công thức chung của anilin và các chất đồng đẳng là:

A.    Cn H2n-5N

B.   Cn H2n+1NO2

C.    Cn H2n+1N

D.   Cn H2n-1NO2

Câu 5. Cho quỳ tím vào các dung dịch chứa một trong các chất sau: CH3NH2, H2NCH2COOH, H2N[CH2]4CH(NH2)COOH (lysin), C6H5-NH2 (aniỉin). Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 6. Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với

A. Nước muối                  B. Giấm                            C. Nước vôi trong           D. Nước

Câu 7. Có bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:

1)  Benzen + phenol

2)  Anilin + dung dịch H2SO4 (lấy dư)

3)   Anilin + dung dịch NaOH 4) Anilin + nước. Hãy cho biết trong ống nghiệm nào có sự tách lớp

A. 3, 4                               B. 1, 2, 3                           C. 1, 4                               D. Chỉ có 4

Câu 8. Cho các chất: metyl amin; anilin; fomanđehit; etyl amin; trimetyl amin; metanol; đimetyl amin; alanin. Có bao nhiêu chất ở thể khí điều kiện thường?

A. 5                                   B. 6                                   C. 4                                   D. 3

Câu 9. Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Sự sắp xếp các chất trên theo thứ tự lực bazơ tăng dần là:

A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)                          B. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)

C. (3) < (1) < (4) <(2) < (5) < (6)                           D. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)

Câu 10. Để tách hỗn hợp lỏng benzen, phenol và anilin ta dùng hóa chất (dụng cụ và thiết bị coi như có đủ)

A. HCl và NaOH                                                       B. HCl và Na2CO3

C. HCl và CU(OH)2                                                  D. Dung dịch Br2 và HCl

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMIN

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng không khí vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2; 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó N2 chiếm 80% thể tích không khí. Giá trị của m là

A. 9,0                                B. 6,2                                C. 49,6                              D. 95,8

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn V lít amin X bằng lượng O2, đủ tạo 8V lít hỗn hợp gồm khí CO2, N2 và hơi nước (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Amin X tác dụng HNO2 ở nhiệt độ thường tạo khí N2. X là

A. CH3CH2CH2NH2                                                   B. CH2=CHCH2NH2

C. CH3CH2NHCH3                                                    D. CH2=CHNHCH3

Câu 3. Hỗn hợp X gồm 1 ankin, 1 ankan (số mol ankin bằng số mol ankan), 1 anken và 2 amin no, đơn chức, mạch hở Y và Z là đồng đẳng kế tiếp (My < Mz). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X trên cẩn 174,72 lít O2, thu được N2, CO2 và 133,2 gam H2O. Chất Y là:

A. Metylamin                  B. Etylamin                      C. Propylamin                 D. Butylamin

Câu 3. Trộn 2 thể tích 02 với 5 thể tích không khí (gồm 20% thể tích O2, 80% thể tích N2) thu được hỗn hợp khí X. Dùng X để đốt cháy hoàn toàn V lít khí Y gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau phản ứng thu được 9V lít hỗn hợp khí và hơi chỉ gồm CO2, H2O và N2. Biết các thể tích đo được ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của 2 amin là:

A. CH5N, C2H7N             B. C2H7N, C3H9N            C. C2H5N, C3H7N           D. C3H9N, C4H11N

DẠNG 3: BÀI TẬP AMIN PHẢN ỨNG VỚI AXIT

Câu 1. Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là:

A. alanin                          B. đietyl amin                  C. đimetyl amin              D. etyl amin

Câu 2. Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2.                                  B. 4.                                  C. 3.                                  D. 1.

Câu 3. Cho 24,9 gam hỗn hợp A gồm anlylamin, etylamin, metylamin, isopropylamin phản ứng với dung dịch HCl dư thì sau phản ứng thu được 43,15 gam muối. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp trên bằng lượng O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 26,88 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng anlylamin trong hỗn hợp là:

A. 45,78%                        B. 22,89%                        C. 57,23%                        D. 34,34%


PHẦN 2 – AMINO AXIT

DẠNG 1: BÀI TẬP LÝ THUYẾT

Bài 1. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2 NCH2COOH vừa tác dụng với CH3NH2 ?

A. NaCl                            B. HCl                               C. CHOH3                        D. NaOH

Bài 2. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2 H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là

A. 85                                 B. 68                                 C. 45                                 D. 46

Bài 3. Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau

ÔN LUYỆN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3 - AMIN - AMINI AXIT - PEPTIT MÔN HÓA HỌC LỚP 12 (ảnh 3)

A.  A. Glyxin, Anilin, Axit glutamic, Metylamin.

B.  Anilin, Glyxin, Metylamin, Axit glutamic

C.    Axit glutamic, Metylamin, Anilin, Glyxin

D.    Metylamin, Anilin, Glyxin, Axit glutamic

Bài 4. Cho các chất có CTPT như sau:

CH2O2 ,CH2O3,C2H2 ,CaC2 ,C2H5NO2 ,CH5NO3,C2H7O3N,C2H8N2O3,CH4N2O,CH8N2O3

Số các chất là chất hữu cơ là :

A. 6                                  B. 5                                   C. 4                                   D. 8

Bài 5. Chất nào sau đây có khối lượng mol phân tử lớn nhất?

A. Glyxin                         B. Lysin                            C. Axit glutamic             D. Alanin

Bài 6. Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10O3N . Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và phẩn hơi Z (chỉ có một hợp chất hữu cơ no, đơn chức mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là

A. HCOONH3CH2CH2 NO2         

B. HOCH2CH2COONH

C. CH3CH2CH2 NH3NO3     

D. H2 NCH(OH)CH(NH2 )COOH

Bài 7. Một chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N . Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quì tím ẩm. Cho Y tác dụng với NaOH rắn, nung nóng có CaO làm xúc tác thu được metan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A.   CH3COOH3NCH3

B.  CH3CH2COONH4

C.  CH3CH2NH3COOH             

D. CH3NH3CH2COOH

Bài 8. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sau đó cô cạn dung dịch thu được chất hữu cơ đơn chức Y và phần chất rắn chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho X tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó cô cạn dung dịch thì được phần chất rắn và giải phóng khí Z. Phân tử khối của Y và Z lần lượt là

A. 31; 46                          B. 31; 44                          C. 45; 46                          D. 45; 44

Bài 9. Cho các phát biểu sau:

(1)   Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

(2)   Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a -aminoaxit được gọi là liên kết peptit

(3)   Axit glutamic có công thức là HOOC - CH2 - CH(NH2 ) - CH2 - COOH

(4)   Muối natri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt

(5)   Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit

(6)  Khi cho lòng trắng trứng vào Cu(OH ) / CH - thì xuất hiện màu tím đặc trưng

Các phát biểu đúng là

A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Bài 10. Hợp chất hữu cơ X có cồng thức phân tử C3H12O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên?

A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 1

Bài 11. Trong các phát biểu sau:

(a)   Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh.

(b)   Dung dịch axit glutamic (Glu) làm quỳ tím hóa đỏ.

(c)   Dung dịch lysin (Lys) làm quỳ tím hóa xanh.

(d)   Từ axit e-aminocaproic có thể tổng hợp được tơ nilon-6.

(e)   Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh

(f)    Dung dịch metylamoni clorua làm quỳ tím hóa xanh Số phát biểu đúng là

A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 1

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMINO AXIT

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được 6,72 lít CO2, 1,12 lít N2 và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:

A. 17,4                              B. 15,2                              C. 8,7                                D. 9,4

Bài 2. Chất X (chứa C, H, O, N) có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl, X có nguồn gốc từ thiên nhiên và Mx < 100.

Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH3CH(NH2)COOH.                                            B. H2NCH2CH2COOH.

C. H2NCH2COOH.                                                    D. H2NCH2CH(NH2) COOH.

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hợp chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 50,4 lít không khí. Sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch

Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 41,664 lít. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, không khí gồm 20% O2 và 80% N2 theo thể tích. CTPTcủa X là:

A. C2H5O2N                     B. C3H7O2N                     C. C4H9O2N                     D. C4H7O2N

Bài 4. Hỗ hợp X gồm 2 aminoaxit no (chỉ có nhóm chức −COOH và −NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2,

H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam                         B. 13 gam                         C. 10 gam                         D. 15 gam

DẠNG 3: BÀI TẬP AMINO AXIT PHẢN ỨNG VỚI AXIT/BAZƠ

Bài 1. Cho 11,25 gam glyxin phản ứng với lượng dư dung dịch HCl. Khối lượng muối tạo thành là:

A. 16,725 gam.                B. 16,575 gam.                C. 16,275 gam.                D. 16,755 gam.

Bài 2. Cho hỗn hợp gồm 8,9 gam alanin và 23,4 gam valin phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là:

A. 1.                                  B. 2.                                  C. 1,5.                               D. 2,5.

Bài 3. X là một a - aminoaxit có công thức tổng quát dạng H2N-R-COOH. Cho 8,9 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng với hết các chất trong dung dịch Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo đúng của X là?

A. H2N-CH2-COOH.                                                 B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.                                                                                      D. CH3

CH2CH(NH2)COOH.

Bài 4. Aminoaxit X có công thức (H2N)C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với:

A. 10,45.                          B. 6,35.                             C. 14,35.                          D. 8,05.

Bài 5. Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của a là

A. 0,175.                          B. 0,125.                           C. 0,150.                          D. 0,275.

DẠNG 4: BIỆN LUẬN CÔNG THỨC MUỐI AMONI

Bài 1. Hợp chất X mạch hở có CTPT là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 8,2                                B. 10,8                              C. 9,4                                D. 9,6

Bài 2. Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có CTPT C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là

A. CH3CH2COONH4                                                 B. CH3COONH3CH3

C. HCOONH2(CH3)2                                                 D. HCOONH3CH2CH3

Bài 3. Cho 32,25 gam một hỗn hợp muối có công thức phân tử là CH7O4NS tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng thấy thoát ra chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và thu được dung dịch X chỉ chứa các chất vô cơ. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 50,0                              B. 45,5                              C. 35,5                              D. 30,0 

Bài 4. Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương. Cho 11,55 gam X phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí P. Oxi hóa P bằng CuO ở nhiệt độ cao, sản phẩm tạo thành đem thực hiện phản ứng tráng gương. Số gam kết tủa tạo thành là bao nhiêu biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 60%?

A. 14,32 g                         B. 43,2 g                           C. 38,88 g                         D. 64,8 g

Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam chất X (có chứa 1 nguyên tử nitơ trong phân tử) thu được sản phẩm gồm CO2; H2O và N2. cho 8,9 gam X tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,4 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOONH3CH = CH2                                          B. C2H5COONH4

C. CH2 = CHCOONH4                                              D. CH3COONH3CH3

Bài 6. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có

thể là

A. 11,8.                             B. 12,5.                             C. 14,7.                             D. 10,6.

Bài 7. A là một hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun 52,65 gam A với 500 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được một hợp chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ B. Cho hơi qua CuO/t° thu được chất hữu cơ D có khả năng cho phản ứng tráng gương. Tính khối lượng kết tủa Ag tạo thành biết hiệu suất phản ứng toàn bộ quá trình là 65%.

A. 52,56 gam                   B. 81,00 gam                    C. 52,56 gam                   D. 40,5 gam

Bài 8. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít hỗn hợp Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít (đktc) khí thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là

A. 7,87 gam.                    B. 7,59 gam.                     C. 6,75 gam.                    D. 7,03 gam.

Bài 9. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam chất X thu được 4,48 lít CO2, 7,2 gam H2O và 2,24 lít khí N2 (khí đo ở đktc). Nếu cho 0,1 mol chất X trên phản ứng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 15.                                B. 21,8.                             C. 5,7.                               D. 12,5.


BÀI TẬP VỀ NHÀ

DẠNG 1: BÀI TẬP LÝ THUYẾT 

Bài 2. Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2 N . X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1 , Y1 tác dụng với tạo lại H2SO4 tạo ra muối Y. Y2 tác dụng với NaOH tái Y1, Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là

A.    X (HCOOCH2 NH2 ),Y(CH3COONH4 ), Z(CH2 NH2COOH)

B.    X (CH3COONH4 ),Y(HCOOCH2 NH2 ), Z(CH2 NH2COOH)

C.    X (CH3COONH4 ),Y(CH2 NH2COOH), Z(HCOOCH2 NH2 )

D.    X (CH2 NH2COOH),Y(CH3CH2NO2 ), Z(CH3COONH4 )

Bài 3. Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T), dãy gồm các hợp chất đều phản ứng với NaOH và dung dịch HCl là:

A. X, Y, Z, T                    B. X, Y, T                         C. X, Y, Z                        D. Y, Z, T

Bài 4. Chất nào sau đâỵ đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH

A. C2H3COOC2 H5                                                                    B. CH3COONH4

C. CH3CH(NH2 )COOH                                 D. Cả A, B, C

Bài 5. Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 2                                   B. 3                                   C. 1                                   D. 4

Bài 6. Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7 NO2 đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là:

A.  vinylamoni fomat và amoni acrylat

B.   axit 2-aminopropionic và axit 3- aminopropionic

C.  axit 2-aminopropionic và amoni acrylat

D.  amoni acrylat và axit 2-aminopropionic

Bài 7. Phát biểu nào sau đây không đúng

A.  Các peptit có từ hai liên kết peptit trở lên đều có phản ứng màu biure

B.   Đốt cháy hoàn toàn một aminoaxit X thu được a mol CO2, b mol H2O, c mol N2 nếu b = a + c thì X có 1 nhóm -COOH

C.  Gly, Ala, Val đều không có khả năng hòa tan Cu(OH)2

D.  Các aminoaxit đều là các chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao, tương đối ít tan trong nước và có vị ngọt

Bài 8. Aminoaxit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là?

A. valin                             B. lysin                             C. axit glutamic                     D. alanin

Bài 9. Dung dịch aminoaxit làm quỳ tím chuyển màu xanh là

A. Lysin                            B. Axit glutamic              C. Alanin                        D. Valin

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMINO AXIT

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn a mol một aminoaxit X được 2a mol CO2, 2,5a mol nước và 0,5a mol N2. X có CTPT là:

A. C2H5NO4                     B. C2H5N2O2                    C. C2H5NO2                     D. C4H10N2O2

Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 22,25 gam alanin, sản phẩm thu được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư.

Khối lượng kết tủa tạo thành tối đa là:

A. 75gam                          B. 7,5 gam                        C. 25 gam                         D. 50 gam

Bài 3. Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, X mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 7 và 1,0                       B. 8 và 1,5                        C. 8 và 1,0                       D. 7 và 1,5

Bài 4. Khi thủy phân một protein X thu được hỗn hợp gồm 2 aminoaxit no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Biết mỗi chất đều chứa một nhóm −NH2 và một nhóm −COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 aminoaxit rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng 32,8 g. CTCT của 2 aminoaxit là:

A.  H2NCH(CH3)COOH, C2H5CH(NH2)COOH

B.   H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH

C.  H2NCH(CH3)COOH, H2N(CH2)3COOH

D.  H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH

DẠNG 3: BÀI TẬP AMINO AXIT PHẢN ỨNG VỚI AXIT/BAZƠ

Bài 1. Cho 0,1 mol lysin tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với 400 ml NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 30,65 gam.                  B. 22,65 gam.                   C. 34,25 gam.                  D. 26,25 gam.

Bài 2. Trung hòa hết 22,25 gam một a - aminoaxit X chỉ chứa 1 nhóm -COOH trong phân tử bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 27,75 gam chất rắn. CTPT của X là:

A. C3H7NO2.                    B. C2H5NO2.                    C. C3H8N2O2.                   D. C4H9NO2.

Bài 3. Aminoaxit Y chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2 cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl và cô cạn thì thu được 205g muối khan. Tìm công thức phân tử của Y.

A. C5H12N2O2.             B. C5H10N2O2.              C. C4H10N2O2.             D. C6H14N2O2.

Bài 4. Đun nóng hỗn hợp glyxin và axit glutamin thu được hợp chất hữu cơ G. Nếu G tác dụng với dung dịch HCl nóng theo tỷ lệ mol tối đa là nG : naxit = 1 : 2, thì G sẽ tác dụng với dung dịch NaOH nóng theo tỷ lệ mol nG : nNaOH tối đa là:

A. 1 : 1.                             B. 1 : 4.                             C. 1 : 3.                             D. 1 : 2.

Bài 5. Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449% : 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. H2N    C2H4COOH.                                               B. H2NCOO    CH2CH3.

C. H2NCH2COO    CH3.                                            D. CH2=CHCOONH4.

DẠNG 4: BIỆN LUẬN CÔNG THỨC MUỐI AMONI

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 1 chất hữu cơ X thu được 1,344 lít CO2; 0,168 lít N2 (đktc) và 1,485 gam H2O. Khi cho X tác dụng với NaOH thu được một sản phẩm là CH3COONA. CTCT thu gọn của X là:

A. CH3COONH3CH2CH3                                          B. CH3COOCH(NH2)CH3

C. CH2(NH2)-CH2COOH                                          D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Bài 2. Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 3,1 gam X tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 1,12 lít (đktc) khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 3,35.                             B. 4,05.                             C. 4,3.                               D. 4,35

Bài 3. Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C3H10O4N2. X phản ứng với NaOH vừa đủ, đun nóng cho sản phẩm gồm hai chất khí đều làm xanh quỳ ẩm có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc) và một dung dịch chứa mg muối của một axit hữu cơ. Giá trị m là

A. 6,7.                               B. 13,4.                             C. 6,9.                               D. 13,8.

Bài 4. Cho 0,1 mol chất hữu cơ X có CTPT C2H8O3N2 tác dụng với 0,3 mol NaOH, đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 5,7                                B. 16,5                              C. 15                                 D.21,8

Bài 5. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đù với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm), tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là

A. 8,9 gam                        B. 14,3 gam                      C. 16,5 gam                     D. 15,7 gam

Bài 6. Cho 9,1 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 10,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COONH4            B. CH3COONH3CH3       C. CH3CH(NH2)COOH D. HCOONH3C2H5 Bài 7. Cho 15,4 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng hết với 150 ml dung dịch NaOH 2 M và đun nóng, thu được dung dịch Y và hỗn hợp Z gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với He bằng A. Cô cạn dung dịch Y thu được 18,3 g chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 6,875                           B. 13,75                            C. 8,6                                D. 8,825

Bài 8. Muối X có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam X phản ứng hết với 150 ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ chứa chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là:

A. 6,90gam                      B. 6,06 gam                      C. 11,52 gam                   D. 9,42 gam

Bài 9. Cho 12,4 gam chất A có CTPT C3H12O3N2 đun nóng với 2 lít dung dịch NaOH 0,15M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất khí B làm xanh quì ẩm và dung dịch C. Cô cạn C rồi nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?

A. 14,6                              B. 17,4                              C. 24,4                              D. 16,2

Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2, 11,2 lít N2 (ở đktc) và 63 gam H2O Tí khối hơi của X so với He =19,25. Biết X dễ phản ứng với dung dịch HCl và NaOH.

Cho X tác dụng với NaOH thu được khí Y. Đốt cháy Y thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. X có công thức cấu tạo là

A. H2NCH2COOH           B. HCOONH3CH3           C. C2H5COONH4            D. CH3COONH4 Bài 11. Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, O lần lượt bằng 39,56%; 9,89% và 35,16%; còn lại là Nitơ. Khi

cho 4,55 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,1 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCOONH3CH2CH3                                              B. CH3COONH3CH3

C. C2H5COONH4                                                       D. HCOONH2(CH3)2

PHẦN 3 – PEPTIT

I  - LÝ THUYẾT BÀI TẬP

1.MX = Tổng PTK của n gốc α-amino axit – 18.(n – 1)

2. “Phương pháp bảo toàn số mol gốc aa” : Số mol gốc aa trước và sau phản ứng bằng nhau.

4.   Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm.

Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch NaOH (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:

Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì Xn + nNaOH → nMuối + H2O

Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + mkiềm p/ư = mmuối + mnước

5. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit.

Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch HCl (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:

Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm NH2 thì Xn + nHCl + (n -1)H2O → n muối 

II   - BÀI TẬP

Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?

A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

A. 2                                   B. 4                                   C. 3                                   D. 1

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val- Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.                                         B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.                                         D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol Lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Xác định cấu tạo của X?

Câu 5: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90,6.                             B. 111,74.                        C. 81,54.                          D. 66,44.

Câu 6: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 40,0                              B. 59,2                              C. 24,0                              D. 48,0

Câu 7: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly- Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là

A. 29,006.                        B. 38,675.                        C. 34,375.                        D. 29,925.

Câu 8: Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit (A) no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73%N theo khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam

A. Giá trị m là:

A. 149 gam                       B. 161 gam                       C. 143,45 gam                 D. 159,25 gam

Câu 9: Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alalin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alalin duy nhất. X thuộc loại nào?

A. Tripeptit                      B. Tetrapeptit                  C. Hexapeptit                  D. Đipeptit

Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alalin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại nào?

A. Tripeptit                      B. Tetrapeptit                  C. Hexapeptit                  D. Đipeptit

Câu 11: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,46.                             B. 1,36.                             C. 1,64.                             D. 1,22.

Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:

A. 47,85 gam                                         B. 42,45 gam                    C. 35,85 gam D. 44,45 gam

Câu 13 : Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là

A. 54,30.                          B. 66,00.                           C. 44,48.                          D. 51,72.

Câu 14: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:

A. 10                                 B. 9                                   C. 5                                   D. 4

Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 28,0                              B. 24,0                              C. 30,2                              D. 26,2

Câu 16: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:

A. 37,50 gam                   B. 41,82 gam                    C. 38,45 gam                   D. 40,42 gam

Câu 17: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các a - amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là

A. 14.                                B. 9.                                  C. 11.                                D. 13.

Câu 18: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoacid no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?

A. 2,8(mol).                     B. 1,8(mol).                     C. 1,875(mol).                 D. 3,375 (mol)

Xem thêm
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 1)
Trang 1
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 2)
Trang 2
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 3)
Trang 3
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 4)
Trang 4
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 5)
Trang 5
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 6)
Trang 6
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 7)
Trang 7
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 8)
Trang 8
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 9)
Trang 9
Ôn tập lý thuyết Hóa học 12 chương 3: Amin - Amini Axit - Peptit (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống