30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án 2023: Hoạt động hô hấp

Tải xuống 4 2.3 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 21: Hoạt động hô hấp chọn lọc, có đáp án. Tài liệu gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án: Hoạt động hô hấp:

 Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án: Hoạt động hô hấp (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 8 

BÀI 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP 

Câu 1: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế nào?

A. Bổ sung.               C. Thẩm thấu.

B. Chủ động.             D. Khuếch tán

Đáp án: D

Giải thích:

Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

Câu 2: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?

A. Khí N2              B. Khí CO2

C. Khí O2              D. Khí H2

Đáp án: B

Giải thích:

Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

Câu 3: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?

A. Khí N2              B. Khí CO2

C. Khí O2              D. Khí H2

Đáp án: C

Giải thích:

Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

Câu 4: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không khí ở phế nang ?

A. Khí N2              B. Khí CO2

C. Khí O2              D. Khí H2

Đáp án: B

Giải thích:

Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

Câu 5: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu?

A. Khí N2              B. Khí CO2

C. Khí O2              D. Khí H2

Đáp án: C

Giải thích:

Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

Câu 6: Khi hít vào thì điều gì xảy ra?

A. Cơ hoành co

B. Cơ hoành dãn

C. Các xương sườn được hạ xuống

D. Cơ liên sườn ngoài dãn

Đáp án: A

Giải thích:

Cử động hít vào làm cho cơ hoành co, các xương sườn nâng lên, các cơ liên sườn ngoài co làm tăng thể tích lồng ngực

Câu 7: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:

A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm

B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng

C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng

D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm

Đáp án: A

Giải thích:

các cử động hít vào và thở ra là sự phối hợp nhịp nhàng của cơ hoành, các xương sườn và xương liên sườn,… trong đó hít vào làm tăng thể tích lồng ngực để chứa nhiều khí và ngược lại thở ra làm giảm thể tích lồng ngực

Câu 8: Vai trò của sự thông khí ở phổi là gì?

A. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

B. Tạo đường cho không khí đi vào.

C. Tạo đường cho không khí đi ra

D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

Câu 9: Trao đổi khí ở phổi là quá trình:

A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu.

B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.

D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

Đáp án: D

Giải thích:

Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

Câu 10: Trao đổi khí ở tế bào bao gồm các quá trình:

A. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào.

B. Trao đổi khí ở tế bào là sự khuếch tán của CO2 từ tế bào vào máu.

C. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của O2 từ tế bào vào máu.

D. Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

Đáp án: D

Giải thích:

Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

Câu 11: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng?

A. Hai lần hít vào và một lần thở ra.             

B. Một lần hít vào và một lần thở ra.

C. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

D. Một lần hít vào và hai lần thở ra.

Đáp án: B

Giải thích:

Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng một lần hít vào và một lần thở ra.

Câu 12: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào?

A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn

B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành

C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu

D. Cơ liên sườn và cơ hoành

Đáp án: D

Giải thích:

Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của cơ liên sườn và cơ hoành.

Câu 13: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?

A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co

B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn

C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co

D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

Đáp án: C

Giải thích:

Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co.

Câu 14: Khi chúng ta thở ra thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Cơ liên sườn ngoài co.

B. Cơ hoành co.

C. Thể tích lồng ngực giảm.

D. Thể tích lồng ngực tăng.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi chúng ta thở ra thì thể tích lồng ngực giảm.

Câu 15: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng cái gì?

A. Dung tích sống của phổi.

B. Lượng khí cặn của phổi.

C. Khoảng chết trong đường dẫn khí.

D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng dung tích sống của phổi.

Câu 16: Nhịp hô hấp là gì?

A. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây.

B. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút.

C. Số lần hít vào được trong 1 phút.

D. Số lần thở ra được trong 1 phút.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút

Câu 17: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế nào?

A. Bổ sung.           B. Chủ động.

C. Thẩm thấu.       D. Khuếch tán.

Đáp án: D

Giải thích:

Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế khuếch tán.

Câu 18: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì?

A. Cung cấp ôxi cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào

B. Làm tăng nồng đô ôxi trong máu

C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu

D. Cả A, B và C.

Đáp án: A

Giải thích:

Sự trao đổi khí ở tế bào cung cấp ôxi cho tế bào hô hấp và loại CO2 khỏi tế bào.

Câu 19: Thực chất sự  trao đổi khí ở phổi và tế bào là gì?

A. Sự tiêu dùng O2 ở tế bào cơ thể

B. Sự thay đổi nồng độ các chất khí

C. Chênh lệnh nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là sự chênh lệnh nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán.

Câu 20: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì? 

A. Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch

B. Làm tăng lượng oxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu

C. Làm tăng lượng khí CO2 của máu

D. Cả B và C

Đáp án: B

Giải thích:

Sự trao đổi khí ở phổi làm tăng lượng oxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu

Câu 21: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?

A. 500 – 700 ml.

B. 1200 – 1500 ml.

C. 800 – 1000 ml.

D. 1000 – 1200 ml. 

Đáp án: D

Câu 22: Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng

A. 2500 – 3000 ml.

B. 3000 – 3500 ml.

C. 1000 – 2000 ml.

D. 800 – 1500 ml.

Đáp án: B

Câu 23: Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí)?

A. 150 ml

B. 50 ml

C. 200 ml

D. 100 ml

Đáp án: A

Câu 24: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

B. Một lần hít vào và hai lần thở ra.

C. Hai lần hít vào và một lần thở ra.

D. Một lần hít vào và một lần thở ra.

Đáp án: D

Câu 25: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?

A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co

B. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co

C. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

D. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn

Đáp án: A

Câu 26: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

A. Bổ sung.

B. Khuếch tán.

C. Thẩm thấu.

D. Chủ động.

Đáp án: B

Câu 27: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?

A. Khí nitơ

B. Khí hiđrô

C. Khí cacbônic

D. Khí ôxi

Đáp án: C

Câu 28: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào?

A. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành

B. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu

C. Cơ lưng xô và cơ liên sườn

D. Cơ liên sườn và cơ hoành

Đáp án: D

Câu 29: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

A. Khoảng chết trong đường dẫn khí.

B. Lượng khí cặn của phổi.

C. Dung tích sống của phổi.

D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Đáp án: C

Câu 30: Khi chúng ta thở ra thì

A. Thể tích lồng ngực giảm.

B. Cơ hoành co.

C. Cơ liên sườn ngoài co.

D. Thể tích lồng ngực tăng.

Đáp án: A

 


 

Bài giảng Sinh học 8 Bài 21: Hoạt động hô hấp

Xem thêm
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án 2023: Hoạt động hô hấp (trang 1)
Trang 1
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án 2023: Hoạt động hô hấp (trang 2)
Trang 2
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án 2023: Hoạt động hô hấp (trang 3)
Trang 3
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 21 có đáp án 2023: Hoạt động hô hấp (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống