Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN

Tải xuống 11 4.6 K 37

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 6: Axit nuclêic - ARN chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 11 trang gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN:Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 10
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC - ARN

Câu 1: Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình
A. Tự sao
B. Sao mã
C. Giải mã
D. Phân bào
Lời giải:
Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình sao mã từ ADN.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là :
A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân
B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit
C. Có cấu trúc một mạch
D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân
Lời giải:
ARN có cấu trúc một mạch khác với ADN có cấu trúc 2 mạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của ARN giống với ADN là :
A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân
B. Có liên kết hiđrô giữa hai mạch
C. Có 4 loại đơn phân
D. Cả A, B, C
Lời giải:
Đặc điểm cấu tạo của ARN giống với ADN là: đều là đại phân tử, có cấu trúc đa
phân; Có liên kết hiđrô giữa hai mạch (trừ ARN thông tin); Có 4 loại đơn phân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng cho cả ADN và ARN?
(1) Được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit
(2) Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân
(3) Các đơn phân của chuỗi polynucleotit liên kết với nhau bằng liên kết
hydro
(4) Có cấu trúc gồm 1 chuỗi polynucleoit
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Lời giải:
Các đặc điểm đúng cho cả ADN và ARN là: 1,2
(3) sai, các đơn phân của chuỗi polynucleotit sẽ liên kết với nhau bằng liên kết hoá
trị.
(4) là đặc điểm của ARN.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Số loại ARN trong tế bào là:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Lời giải:
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Trong tế bào có các loại ARN nào:
A. tARN, rARN
B. rARN, mARN
C. mARN, rARN, tARN
D. mARN, tARN
Lời giải:
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và
được dùng như khuôn tổng hợp nên protein là
A. ADN
B. rARN
C. mARN
D. tARN
Lời giải:
mARN có cấu trúc mạch thẳng, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ
mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipeptit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Loại ARN được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin là
A. mARN
B. tARN
C. rARN
D. Cả A, B, C
Lời giải:
mARN có cấu trúc mạch thẳng, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ
mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipeptit.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Chức năng của ARN thông tin là
A. Tổng hợp nên các ribôxôm
B. Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm
D. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Lời giải:
ARN thông tin có chức năng truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để
tổng hợp protein
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Chức năng của ARN vận chuyển là:
A. Vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan
B. Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào
C. Vận chuyển axit amin đến ribôxôm
D. Cả 3 chức năng trên
Lời giải:
tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi
polipeptit
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Chức năng của phân tử tARN là?
A. Cấu tạo nên ribôxôm
B. Vận chuyển axit amin
C. Bảo quản thông tin di truyền
D. Vận chuyển các chất qua màng
Lời giải:
tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi
polipeptit.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Chức năng của tARN là
A. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm
B. Truyền đạt thông tin di truyền tới ribôxôm
C. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
D. Tham gia cấu tạo ribôxôm
Lời giải:
Chức năng của tARN là vận chuyển axit amin tới riboxom.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:
A. Axit đêôxiribônuclêic
B. Axit photphoric
C. Axit ribônuclêic
D. Nuclêôtit
Lời giải:
Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là Axit Ribônuclêic.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần
A. Đường
B. Nhóm phốtphát
C. Bazơ nitơ
D. Cả A và C
Lời giải:
Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) gồm 3 thành phần:
- 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay
bằng U.
- 1 gốc đường ribolozo (C5H12O5), ở ADN có gốc đườngđêoxiribôz(C5H10O4)
- 1 gốc axit photphoric (H3PO4).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong
ADN?
A. Ađênin
B. Uraxin
C. Guanin
D. Xitôzin
Lời giải:
Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) có 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở
phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Đơn phân của ARN bao gồm:
A. A, T, U, X
B. A, U, G, X
C. A, T, X, G
D. A, T, U, G
Lời giải:
Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) có 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở
phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Kí hiệu của các loại ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm
lần lượt là:
A. tARN, rARN và mARN
B. mARN, tARN và rARN
C. rARN, tARN và mARN
D. mARN, rARN và tARN
Lời giải:
Kí hiệu của ARN thông tin là mARN, ARN vận chuyển là tARN và ARN ribôxôm
là rARN.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: mARN là kí hiệu của loại ARN nào sau đây ?
A. ARN thông tin
B. ARN vận chuyển
C. ARN ribôxôm
D. Các loại ARN
Lời giải:
Kí hiệu của ARN thông tin là mARN, ARN vận chuyển là tARN và ARN ribôxôm
là rARN
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: “Vùng xoắn kép cục bộ” là cấu trúc có trong?
A. mARN và tARN
B. tARN và rARN
C. mARN và rARN
D. ADN
Lời giải:
Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: tARN và rARN có cấu trúc nào khác với mARN?
A. Một mạch
B. Tham gia vào dịch mã
C. Vùng xoắn kép cục bộ
D. Không được sinh ra từ gen
Lời giải:
Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN, mARN có cấu trúc 1
mạch thẳng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Là thành phần cấu tạo của một loại bào quan là chức năng của loại
ARN nào sau đây?
A. ARN thông tin
B. ARN ribôxôm
C. ARN vận chuyển
D. Tất cả các loại ARN
Lời giải:
rARN kết hợp với prôtêin cấu tạo nên bào quan riboxom, là nơi tổng hợp prôtêin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Loại ARN không phải thành phần cấu tạo của ribôxôm là :ARN
thông tin và ARN ribôxôm
A. ARN thông tin và ARN ribôxôm
B. ARN ribôxôm và ARN vận chuyển
C. ARN vận chuyển và ARN thông tin
D. Tất cả các loại ARN
Lời giải:
rARN kết hợp với prôtêin cấu tạo nên bào quan riboxom, là nơi tổng hợp prôtêin.
→ ARN vận chuyển và ARN thông tin không phải thành phần cấu tạo của ribôxôm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Phân tử có cấu trúc một mạch polinucleotit trong đó 70% số nucleotit
có liên kết bổ sung là:
A. ADN
B. mARN
C. tARN
D. rARN
Lời giải:
Phân tử có cấu trúc một mạch polinucleotit trong đó 70% số nucleotit có liên kết
bổ sung là rARN.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Điểm giống nhau giữa các loại ARN trong tế bào là:
A. Đều có cấu trúc một mạch
B. Đều có vai trò trong quá trình tổng hợp
C. Đều được tạo từ khuôn mẫu trên phân tử ADN
D. Cả A, B, C đều đúng
Lời giải:
Cả ba loại ARN trong tế bào đều có cấu trúc một mạch (tARN mặc dù có những
đoạn gấp khúc tạo liên kết bổ sung nhưng bản chất vẫn là một mạch tạo thành), có
vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin và đều được tạo từ khuôn mẫu trên phân tử
ADN.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN
B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein
C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào
D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinucleotit
Lời giải:
Cả ba loại ARN trong tế bào đều có cấu trúc một mạch, có vai trò trong quá trình
tổng hợp prôtêin, được tổng hợp ở nhân tế bào và đều được tạo từ khuôn mẫu trên
phân tử ADN.
Ý B sai, chỉ có mARN được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường
A. Tồn tại tự do trong tế bào
B. Liên kết lại với nhau
C. Bị các enzim của tế bào phân hủy thành các nuclêôtit
D. Bị vô hiệu hóa
Lời giải:
Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các
enzim của tế bào phân hủy thành các nuclêôtit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Những sinh vật nào dưới đây có vật chất di truyền là ARN?
A. Virut cúm
B. Thể ăn khuẩn
C. Virut gây bệnh xoăn lá cà chua
D. B và C
Lời giải:
Thể ăn khuẩn và virut gây bệnh xoăn lá cà chuacó vật chất di truyền là ARN.
Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 9)
Trang 9
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án: Axit nuclêic - ARN (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống