Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất

Tải xuống 6 1.5 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Bài 5: PROTEIN

I.MỤC TIÊU:

     1.Kiến thức:

HS phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtein và chức năng của các loại prôtein.

  1. Kĩ năng:

Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh, hình để phát hiện kiến thức.

  1. Giáo dục:

cho HS ý nghĩa các quá trình biến đổi cấu trúc của prôtein trong tế bào.

  1. Phát triển năng lực:

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2.Kĩ thuật dạy học

-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên:

- phương tiện :Giáo án, SGK, Hình 4.1,5.1 SGK.

- phương pháp: nhóm, vấn đáp, trực quan

  1. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

  III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. ổn định lớp,KTSS
  2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Cấu trúc và chức năng của các loại Cacbohiđrat ?

Trả lời

- cấu trúc:

Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố : C, H, O.

Cacbôhiđrat có 3 loại : đường đơn, đường đôi , đường đa

- chức năng:

+ Đường đơn : cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể.

   + Đường đôi : là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

   + Đường đa : dự trữ năng lượng, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật.

3. Tổ chức dạy học:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu :

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp:  trò chơi, gợi mở..

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?

Hs trả lời

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

 

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu :

HS phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtein và chức năng của các loại prôtein.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Hoạt động 2:

  GV nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận.

 - Nêu câu hỏi yêu cầu HS trả  lời:

+ Prôtêin có đặc điểm gì?

- Yêu cầu HS khái quát hoá kiến thức.

Hỏi:

+ Prôtêin có chức năng gì? Cho VD?

+ Tại sao chung ta lại cần ăn Prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?

- Nhắc nhở HS biết phối kết  hợp các loại thức ăn trong bữa ăn.

- Nội dung kiến thức yêu cầu HS học trong sgk.

 

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

HS ghi nhận, đánh dấu vào SGK.

- N/c thông tin sgk trang 23 kết hợp với kiên thức lớp dưới => trả lời câu hỏi.

- Khái quát  kiến thức.

 

 

 Chú ý theo dõi.

 

 

- Khái quát hoá kiến thức.

 

 

- N/c thông tin sgk => trả lời câu hỏi.

 

III. câu Cấu trúc của Prôtêin:

* Đặc điểm chung:

- Prôtêin : là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là các axit amin.

 a. cấu trúc

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian:

+ Cấu trúc bậc 1       

+ Cấu trúc bậc 2:      

 + Cấu trúc bậc 3:       

+ Cấu trúc bậc 4:.

b. Chức năng:

  - Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể.

  - Vận chuyển các chất

  - Xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào.

  - Điều hoà các quá trình trao đổi chất.

  - Bảo vệ cơ thể.

 

C: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Cho các nhận định sau:

(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit

(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp

(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn

(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau

(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học

Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?

A. 2.    

B. 3    

C. 4.    

D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 2: Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrat với lipit?

A. là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn

B. tham gia vào cấu trúc tế bào

C. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Đáp án: D

Câu 3: Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?

A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O

B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ

C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn

D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 4: Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt với nhau bởi:

A. Số nhóm NH2

B. Cấu tạo của gốc R

C. Số nhóm COOH

D. Vị trí gắn của gốc R

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 5: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi

A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein

B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein

C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein

D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

D: VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

Lời giải:

Prôtêin là một đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống. Đơn vị cấu tạo nên prôtêin là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo prôtêin. Cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các axit amin mà phải lấy từ bên ngoài. Khi prôtêin được đưa vào sẽ được các enzim phân giải thành các axit amin để hấp thụ tạo ra các loại prôtêin đặc thù cho cơ thể người. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để cung cấp được tất cả axit amin cần cho tổng hợp prôtêin thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

E: MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

-         Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.

-         Đọc trước bài mới sgk.

....................Hết..................

Xem thêm
Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protein mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống