Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Tải xuống 15 5.5 K 72

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể tổng hợp hiện đại đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 15 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và 28 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể môn Sinh học lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể  Sinh học lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

SINH HỌC 12 BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

I. Quần thể vật và quá trình hình thành quần thể

- Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Quá trình hình thành quần thể

Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới → Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống → Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1. Quan hệ hỗ trợLý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Ví dụ:

Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn.

Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn → Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.

- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

2. Quan hệ cạnh tranh

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Nguyên nhân: Do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và thiếu thức ăn....

- Các hình thức cạnh tranh:

+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng giữa các cá thể cùng một quần thể.

+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.

- Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và khoảng không gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể

Phần 2: 28 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Câu 1: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là?

A.   Quan hệ cạnh tranh.

B.    Quan hệ hỗ trợ.

C.    Quan hệ đối kháng.

D.   Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ

A.   hỗ trợ.

B.    cạnh tranh.

C.    cộng sinh.

D.   hợp tác

Đáp án:

Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ hỗ trợ. Vì đây là hai cá thể cùng loài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Ví dụ nào sau đây nói về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài:

A.   Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.

B.    Hiện tượng liền rễ ở hai cây sen trong đầm mọc gần nhau.

C.    Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung

D.   Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

Đáp án:

Mối quan hệ hỗ trợ cùng loài là B.

A và D là cạnh tranh cùng loài, còn C là hỗ trợ khác loài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?

A.   Ở nhiều quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn những cây cùng loài sống riêng rẽ.

B.    Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.

C.    Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.

D.   Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm

Đáp án:

B sai, khi mật độ cá thể trong quần thể cùng loài tăng lên quá cao thì quan hệ cạnh tranh sẽ xuất hiện trong quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

A.   2

B.    4

C.    1

D.   3

Đáp án :

Các phát biểu đúng là: (1) (2) (3) (4)

Cả 4 phát biểu đều đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

(1) Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn.

(2) Các cây bạch đàn mọc dày khiến khiến nhiều cây bị còi cọc và chết dần.

(3) Linh dương và bò rừng cùng ăn cỏ trên một thảo nguyên.

(4) Cá mập con sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

(5) Cá đực sống dưới biển sâu kí sinh ở con cái cùng loài.

A.   1

B.    2

C.    4

D.   3

Đáp án:

Các ví dụ phù hợp là 2, 4, 5.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

A.   Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa.

B.    Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ.

C.    Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái.

D.   Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng.

Đáp án:

Ví dụ không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là D vì cây trồng và cỏ dại không cùng loài.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A.   Đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

B.    Thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong

C.    Chỉ xảy ra ở các cá thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

D.   Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Cho các nhận xét sau:

1. Khi nguồn sống trong môi trường không cung cấp đủ, các cá thể trong quần thể xuất hiện sự cạnh tranh.

2. Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.

3. Đảm bảo sự phân bố và số lượng cá thể duy trì ở mức phù hợp với môi trường.

4. Là đặc điểm thích nghi của quần thể.

Số nhận xét đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

A.   2

B.    3

C.    4

D.   1

Đáp án

Các nhận xét đúng là: (1), (3), (4).

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

A.   Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

B.    Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

C.    Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

D.   Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Đáp án:

Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Sự khác nhau giữa những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá với con bồ nông bắt cá đơn độc như thế nào?

A.   Con đơn độc bắt được nhiều mồi hơn vì không con nào cạnh tranh với nó.

B.    Con đơn độc sẽ không bắt được con mồi nào.

C.    Con dàn thành hàng sẽ bắt được nhiều hơn vì chúng hỗ trợ nhau cản bầy cá lại không cho chúng trồn thoát.

D.   Con dàn thành hàng bắt được ít cá hơn vì chúng phải cạnh tranh với nhau.

Đáp án:

Những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá có khả năng bắt được nhiều cá hơn so với con bồ nông bắt cá đơn độc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A.   Cây trong vườn.   

B.    Cây cỏ ven bờ hồ.   

C.    Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.  

D.   Đàn cá rô trong ao.

Đáp án:

Nhóm cá thể là quần thể: D vì các cá thể này cùng loài, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A.   Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi

B.    Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây

C.    Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương

D.   Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì

Đáp án:

Tập hợp sinh vật là quần thể là: tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

Tập hợp A, C, D đều là quần xã, vì có nhiều loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật sinh sản hữu tính?

(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

(2) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài

(3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

(4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau

(5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau

(6) Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, không giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi biển….

A.   (2),(3),(6)

B.    (1),(3),(6)

C.    (1),(4),(6)

D.   (2),(3),(5)

Đáp án :

Các đặc điểm có ở 1 quần thể sinh vật sinh sản hữu tính là: (2),(3),(6)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Quần thể được xác định chính xác là có những đặc điểm nào sau đây?

1. Sinh sống trong cùng một khu vực.

2. Thuộc cùng một loài.

3. Có mật độ không đổi và phân bố đồng đều.

A.   Chỉ 1

B.    Chỉ 3

C.    Chỉ 1 và 2

D.   Chỉ 2 và 3

Đáp án:

Quần thể được xác định khi có đặc điểm: 1 và 2

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống