Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17 (mới 2023 + 36 câu trắc nghiệm): Mối quan hệ giữa gen và ARN

Tải xuống 16 3.8 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 16 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN và 36 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN môn Sinh học lớp 9 có những nội dung sau:  

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN Sinh học lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN: 

SINH HỌC 9 BÀI 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

I. ARN

- ARN là đại phân tử hữu cơ nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.

- Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P, theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là ribonucleotit:

+ 1 phân tử đường C5H10O5

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4)

+ Bazo nito: A, U, G, X

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN hay, chi tiết

- Tùy theo chức năng mà chia thành 3 loại khác nhau

+ ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp.

+ ARN vận chuyền (tARN): vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.

+ ARN riboxôm (rARN): thành phân cấu tạo nên riboxôm – là nơi tổng hợp nên protein

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN hay, chi tiết

II. ARN ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC NÀO?

- Diễn ra trong nhân, tại các NST thuộc kì trung gian ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.

- Tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim

- Diễn biến:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN hay, chi tiết

+ Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch.

+ Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit trên mạch gốc của ADN thành từng cặp nuclêôtit để hình thành mạch ARN

+ Kết thúc quá trình ARN rời khỏi gen, đi ra tế bào chất để thực hiện quá trình tổng hợp protein.

+ Phân tử ARN được tổng hợp có tên là mARN vì: được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là gen mang thông tin cấu trúc một loại protein.

+ Quá trình tổng hợp tARN và rARN cũng theo nguyên tắc tương tự.

- Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen.

- Sự liên kết giữa các nu tuân theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G (Khác với nhân đôi ADN là A – T)

Phần 2: 36 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu?

A.Chủ yếu trong nhân tế bào, tại NST

B. Tại một số bào quan chứa ADN như ty thể, lạp thể

C. Tại trung thể

D. Tại ribôxôm

Đáp án:

Quá trình tự nhân đôi ADN xảy ra trong  nhân tế bào

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào thời điểm nào trong chu kỳ tế bào?

A.Kì trung gian

B. Kì đầu

C. Kì giữa

D. Kì sau

Đáp án:

ADN tự nhân đôi ở kì trung gian trong chu kỳ của tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là:

A.Sự tham gia của các nucleotid tự do trong môi trường nội bào

B. Nguyên tắc bổ sung

C. Sự tham gia xúc tác của các enzim

D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

Đáp án:

ADN tự nhân đôi đúng mẫu do tuân theo nguyên tắc bổ sung, A - T, G – X, các mạch mới được hình thành giống với còn lại của ADN mẹ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Trong nhân đôi ADN thì các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN mẹ theo nguyên tắc:

A. A liên kết với G và ngược lại, T liên kết với X và ngược lại

B. A liên kết với X và ngược lại, T liên kết với G và ngược lại

C. A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại

D. T liên kết với U và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại

Đáp án:

Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit của mạch khuôn theo NSTBS: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:

A.T của môi trường

B. A của môi trường

C. G của môi trường

D. X của môi trường

Đáp án:

Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với X của môi trường

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN:

A.Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ

B Phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN mẹ

C. Phân tử ADN con dài hơn phân tử ADN mẹ

D. Phân tử ADN con ngắn hơn nhiều so với phân tử ADN mẹ

Đáp án:

Kết thúc: 2 phân tử con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là:

A. Mỗi ADN mẹ tạo ra 1 ADN con khác với nó

B. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau

C. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con khác nhau 

D. Mỗi ADN mẹ tạo ra nhiều ADN con khác nhau

Đáp án:

Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là từ một ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống mẹ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

A.Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ

B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường nội bào

C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ

D. Có nửa mạch được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường ngoại bào

Đáp án:

Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì có 1 mạch nhận từ ADN mẹ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

A.đưa đến sự nhân đôi của NST.

B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.

C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.

D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

Đáp án:

Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là:

A.do sự phân chia tế bào làm số NST nhân đôI

B. do NST nhân đôi theo chu kì tế bào.

C. do NST luôn ở trạng thái kép.

D. sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST

Đáp án:

Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Nhiễm sắc thể tự nhân đôi được là nhờ:

A. ADN tự nhân đôi

B. Tế bào phân đôi

C. Crômatit tự nhân đôi

D. Tâm động tách đôi

Đáp án:

Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?

A.Tự sao

B. Phiên mã

C. Dịch mã

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án:

Sự tự nhân đôi của ADN còn được gọi là sự tự sao ADN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 : Nhân đôi ADN còn được gọi là quá trình nào ?

A. Tái bản ADN

B. Giải mã

C. Phiên mã

D. Sao mã

Đáp án:

Quá trình nhân đôi ADN còn được gọi là quá trình tái bản ADN 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôI của ADN:

A. Tự sao ADN

B. Tái bản ADN 

C. Sao chép ADN 

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án:

Quá trình nhân đôi ADN còn được gọi là quá trình tái bản ADN, tự sao ADN hoặc sao chép ADN. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:

A. Bên ngoài tế bào

B. Bên ngoài nhân

C. Trong nhân tế bào

D. Trên màng tế bào

Đáp án:

ADN tự nhân đôi tại nhân tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

  1. ARN vận chuyển
  2. ARN thông tin
  3. ARN ribôxôm
  4. Cả 3 loại ARN trên

Đáp án:

Cả 3 loại ARN trên đều tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quá trình hình thành chuỗi axít amin có sự tham gia của loại ARN nào?

  1. mARN.
  2. tARN.
  3. rARN.
  4. mARN, tARN và rARN.

Đáp án:

Qúa trình dịch mã gồm 3 loại ARN tham gia:

  • mARM: mang thông tin quy định trình tự các axit amin, mỗi bộ ba trên mARN (codon) quy định 1 axit amin tương ứng 
  • tARN: vận chuyển
  • rARN: cấu tạo nên riboxom 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Mục đích của Quá trình tổng hợp ARN trong tế bào là:

  1. Chuẩn bị tổng hợp prôtêin cho tế bào 
  2. Chuẩn bị cho sự nhân đôi ADN
  3. Chuẩn bị cho sự phân chia tế bào 
  4. Tham gia cấu tạo NST

Đáp án:

Mục đích của Quá trình tổng hợp ARN trong tế bào là chuẩn bị tổng hợp prôtêin cho tế bào

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong:

  1. Màng tế bào
  2. Nhân tế bào
  3. Chất tế bào
  4. Các ribôxôm

Đáp án:

Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra trong tế bào ở

  1. nhân.
  2. ti thể.
  3. lạp thể.
  4. tế bào chất.

Đáp án:

Tổng hợp ARN chủ yếu xảy ra trong nhân tế bào, 1 số ít xảy ra trong ti thể và lạp thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:

  1. Chất tế bào 
  2. Lưới nội chất
  3. Trên màng nhân
  4. Trong nhân tế bào:

Đáp án:

Tổng hợp ARN chủ yếu xảy ra trong nhân tế bào, 1 số ít xảy ra trong ti thể và lạp thể

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Sự tổng hợp ARN xảy ra ở đâu?

  1. Trong nhân tế bào
  2. Tại các NST
  3. Trong môi trường nội bào
  4. Cả A và B.

Đáp án:

Tổng hợp ARN chủ yếu xảy ra trong nhân tế bào tại các NST, 1 số ít xảy ra trong ti thể và lạp thể

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Sự tổng hợp ARN xảy ra vào giai đoạn trong chu kì tế bào?

  1. kì trước
  2. kì trung gian
  3. kì sau
  4. kì giữa

Đáp án:

Diễn ra trong nhân, tại các NST thuộc kì trung gian ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở giai đoạn nào của chu kì tế bào?

  1. Ở kì trung gian, lúc các nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh và chưa nhân đôi.
  2. Ở kì trung gian, lúc các nhiễm sắc thể chuẩn bị đóng xoắn
  3. Ở kì đầu của nguyên phân. 
  4. Ở kì cuối của nguyên phân.

Đáp án:

Quá trình phiên mã (tổng hợp ARN) xảy ra ở kỳ trung gian của chu kỳ tế bào, lúc các nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh và chưa nhân đôi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?

  1. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
  2. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
  3. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
  4. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

Đáp án:

ARN được tổng hợp theo 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Sự tổng hợp phân tử ARN dựa trên những nguyên tắc nào?

  1. Nguyên tắc đa phân.
  2. Nguyên tắc bán bảo toàn.
  3. Nguyên tắc bổ sung.
  4. Nguyên tắc xảy ra đồng thời.

Đáp án:

Nguyên tắc của quá trình tổng hợp ARN là nguyên tắc bổ sung

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của:

  1. Phân tử prôtêin
  2. Ribôxôm
  3. Phân tử ADN
  4. Phân tử ARN mẹ

Đáp án:

Tổng hợp ARN dựa trên khuôn mẫu của ADN dưới tác động của các enzim.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN :

  1. Mạch khuôn
  2. Mạch bổ sung
  3. Mạch mã sao.
  4. Mạch đối mã.

Đáp án:

Tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Phân tử ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêotit:

  1. Bổ sung với mạch mã gốc
  2. Bổ sung với mạch mã sao
  3. Bổ sung với mạch mã gốc trong đó T được thay bằng U
  4. Bổ sung với mạch mã sao trong đó A được thay bằng U

Đáp án:

Phân tử ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêotit bổ sung với mạch mã gốc trong đó T được thay bằng C

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Một phân tử mARN có 900 đơn phân, phân tử mARN đó có số phân tử đường ribôlôzơ là

  1. 0
  2. 900
  3. 1800
  4. 2400

Đáp án:

Một phân tử mARN có 900 đơn phân có số phân tử đường ribôlôzơ là 900.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Một gen dài 5100  tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên.

  1. 15000 ribônuclêôtit.
  2. 7500 ribônuclêôtit
  3. 8000 ribônuclêôtit.
  4. 14000 ribônuclêôtit.

Đáp án:

Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen là: 5100 : 3,4 = 1500 nuclêôtit.

Gen phiên mã 5 lần tạo ra 5 phân tử mARN.

Số ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho phiên mã là: 1500 × 5 = 7500 ribônuclêôtit.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Điều nào sau đây nói về ARN là sai:

  1. Có khối lượng, kích thước lớn hơn ADN.
  2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
  3. Chỉ có cấu tạo một mạch đơn.
  4. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết photphot đieste.

Đáp án:

Phát biểu sai là A, ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: ARN không có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
  2. Có 4 loại đơn phân tham gia vào thành phần cấu tạo là A, U, G, X.
  3. Chỉ có một mạch đơn. 
  4. Tham gia cấu tạo màng tế bào.

Đáp án:

ARN không tham gia cấu tạo màng tế bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là:

  1. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song
  2. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng
  3. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN
  4. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X

Đáp án:

ARN là đại phân tử hữu cơ nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là

  1. glucôzơ
  2. axit amin.
  3. nuclêôtit.
  4. cả A và B.

Đáp án:

ARN là 1 loại axit nucleic nên đơn phân là nucleotit 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Các loại ribonuclêôtit cấu tạo nên ARN gồm?

  1. A, T, G, X
  2. A, T, U, X
  3. A, U, G, X
  4. A, T, U, G, X

Đáp án:

ARN có 4 đơn phân là ribonucleotit loại A,U,G,X

Đáp án cần chọn là: C

Bài giảng Sinh học 9 Bài 17: Mỗi quan hệ giữa gen và arn
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống