Giải Sinh Học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

2.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Mối quan hệ giữa gen và ARN lớp 9.

Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 51 SGK Sinh học 9: Quan sát hình 17.1 và so sánh cấu tạo của ARN và ADN thông qua bảng 17.

Giải Sinh Học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 1)

Bảng 17: So sánh ARN và ADN 

Đặc điểm

ARN

ADN

Số mạch đơn  

 

 

Các loại đơn phân

 

 

Trả lời:

Bảng 17: So sánh ARN và ADN 
Giải Sinh Học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 2)

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 52 SGK Sinh học 9: Quan sát hình 17.2 và trả lời các câu hỏi sau:

Giải Sinh Học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 3)

- Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào một hay hai mạch đơn của gen?

- Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN?

- Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen?

Trả lời:

- Phân tử ARN được tổng hợp dựa vào một mạch khuôn của phân tử ADN

- Nucleotit của ADN và ở môi trường nội bào liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X; X liên kết với G.

- Mạch ARN được tổng hợp có với trình tự tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn theo NTBS, hay có trình tự nuclêôtit như mạch bổ sung với mạch khuôn, trong đó T được thay thế bằng U.

Câu hỏi và bài tập (trang 53 SGK Sinh học lớp 9)

Câu 1 trang 53 SGK Sinh học 9: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và ADN

Trả lời:

Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và ADN

ARN ADN
ARN là chuỗi xoắn đơn. ADN là chuỗi xoắn kép hai mạch song song.
ARN có 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X. ADN có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
Thuộc đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon.
Có liên kết Hiđro giữa hai mạch đơn. Không có liên kết Hiđro.
Câu 2 trang 53 SGK Sinh học 9: ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN.

Trả lời:

* ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu:

+ Nguyên tắc khuôn mẫu: quá trình tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu.

+ Nguyên tắc bổ sung: trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.

* Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen – ARN : Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch ARN.

Câu 3 trang 53 SGK Sinh học 9: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:

Mach 1: A-T-G-X-T-X-G

Mạch 2: T-A-X-G-A-G-X

Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.

Phương pháp giải:

Quá trình tổng hợp ARN cũng tuân theo nguyên tắc bổ sung.

Trả lời:

Mạch 2 là mạch khuôn của phân tử ADN nên trình tự của mạch ARN sẽ tương tự trình tự nuclêôtit của mạch 1, chỉ khác là các nuclêôtit loại T sẽ được thay thế bằng các nuclêôtit loại U

Mạch ARN có trình tự các đơn phân như sau: A-U-G-X-U-X-G

Câu 4 trang 53 SGK Sinh học 9: Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

A-U-G-X-U-U-G-A-X

Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.

Phương pháp giải:

Đoạn mạch ARN bổ sung với đoạn mạch gốc, đoạn mạch gốc bổ sung với đoạn mạch bổ sung của ADN.

Trả lời:

Phân tử ARN: A-U-G-X-U-U-G-A-X

Do phân tử ARN được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN theo nguyên tắc bổ sung: A khuôn – U môi trường; T khuôn – A môi trường; X khuôn – G môi trường; G khuôn – X môi trường

Phân tử ADN có cấu trúc như sau

Mạch khuôn:   T-A-X-G-A-A-X-T-G

Mạch bổ sung: A-T-G-X-T-T-G-A-X

Câu 5 trang 53 SGK Sinh học 9: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

      a) tARN 

      b) mARN 

      c) rARN 

      d) Cả 3 loại ARN trên.

Trả lời:

mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền

tARN có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã 

rARN là thành phần cấu tạo nên các phân tử ribôxôm 

Đáp án b 

Lý thuyết Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

I. ARN (axit ribonucleic)

- ARN là đại phân tử hữu cơ nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.

- Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P, theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là ribônuclêôtit:

+ 1 phân tử đường C5H10O5

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4)

+ Bazơ nitơ: A, U, G, X 

- Tùy theo chức năng mà chia thành 3 loại khác nhau

+ ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

+ ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

+ ARN ribôxôm (rARN): thành phần cấu tạo nên ribôxôm – là nơi tổng hợp nên prôtêin

Giải Sinh Học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 4)

II. Tổng hợp ARN

- Diễn ra trong nhân, tại các NST thuộc kì trung gian ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.

- Tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim

- Diễn biến:

Giải Sinh Học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 5)

+ Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch.

+ Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit trên mạch gốc của ADN thành từng cặp nuclêôtit để hình thành mạch ARN

+ Kết thúc quá trình ARN rời khỏi gen, đi ra tế bào chất để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin.

+ Phân tử ARN được tổng hợp có tên là mARN vì: được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là gen mang thông tin cấu trúc một loại prôtêin.

+ Quá trình tổng hợp tARN và rARN cũng theo nguyên tắc tương tự.

- Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen.

- Sự liên kết giữa các nuclêôtit tuân theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G (Khác với nhân đôi ADN là A – T)

III. Mối quan hệ giữa Gen và ARN

+ Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN.

+ Gen là bản mã gốc mang thông tin di truyền, ARN là bản mã sao truyền đạt thông tin di truyền.

Đánh giá

0

0 đánh giá