Lý thuyết Sinh học 9 Bài 19 (mới 2023 + 21 câu trắc nghiệm): Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Tải xuống 10 3.3 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 10 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng  và 21 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng  môn Sinh học lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Sinh học lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:

SINH HỌC 9 BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN

- Gen mang thông tin cấu trúc nên phân tử prôtêin. Gen chỉ có trong nhân tế bào là chủ yếu, mà prôtêin lại được tổng hợp ở tế bào chất → giữa gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau thông qua 1 cấu trúc trung gian nào đó.

- Cấu trúc trung gian đó là phân tử ARN được tạo ra thông qua quá trình phiên mã.

- ARN được hình thành → rời khỏi nhân → tế bào chất → tổng hợp chuỗi axit amin (dịch mã) → Phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và protein

- Thành phần tham gia dịch mã: phân tử mARN, tARN, riboxom, các axit amin tự do của môi trường.

- Diễn biến:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng hay, chi tiết

+ mARN rời khỏi nhân đến riboxom để làm khuôn mẫu tổng hợp protein.

+ Các tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, sau đó đặt axit amin vào đúng vị trí.

+ Khi riboxom dịch đi một nấc trên mARN thì một axit amin được nổi tiếp vào chuỗi.

+ Khi riboxom được dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong và tách khỏi riboxom, riboxom tách ra thành 2 tiểu phần.

- Kết quả: tạo ra chuỗi pôlipeptit gồm các axit amin với trình tự sắp xếp được quy định bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng hay, chi tiết

+ Mối liên hệ:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng hay, chi tiết

- ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp phân tử mARN

- mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin – cấu trúc bậc 1 của protein

- Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào → biểu hiện thành tính trạng

→ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định tính trạng của cơ thể được biểu hiện.

Phần 2: 21 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Câu 1: Các thành phần nào sau đây tham gia vào quả trình tổng hợp prôtêin ?

A. ADN (gen), mARN và rARN

B. mARN, tARN và ribôxôm 

C. ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.

D. ADN (gen), mARN và tARN

Đáp án:

Các thành phần tham gia vào quả trình tổng hợp prôtêin: ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Phân tử nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin?

A .tARN

B. ADN

C. mARN

D. rARN

Đáp án:

mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin, mARN có vị trí để riboxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Sự hình thành chuỗi axít amin dựa trên khuôn mẫu nào?

A.tARN.

B. rARN.

C. mARN.

D. Ribôxôm

Đáp án:

mARN rời khỏi nhân đến riboxom để làm khuôn mẫu tổng hợp protein

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

A.Tạo ra phân tử mARN mới.

B. Tạo ra phân tử tARN mới.

C. Tạo ra phân tử rARN mới.

D. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Đáp án:

Kết thúc dịch mã tạo ra chuỗi polipeptit mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A.Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.

B. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

C.Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

D.Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Đáp án:

Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, tách thành 2 tiểu phần (lớn và bé).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện

A.mARN đi từ nhân ra ngoài tế bào chất

B. hình thành ribôxôm

C. hình thành liên kết peptit

D. ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu

Đáp án:

Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Khi nào quá trình dịch mã dừng lại

A.Khi riboxom không còn đủ khả năng hình thành liên kết peptit

B. Khi gặp tín hiệu kết thúc trên tARN

C. Khi gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN

D. Khi không còn axit amin tự do

Đáp án:

Quá trình dịch mã sẽ kết thúc khi riboxom gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN (1 trong 3 bộ ba kết thúc)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Tương quan về số lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là:

A. 3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.

B. 1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. 

C. 2 nuclêôtít ứng vối 1 axít amin.

D. 1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin.

Đáp án:

3 nucleotit trên mARN quy định 1 axit amin 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc bổ sung;

B.Nguyên tắc khuôn mẫu; 

C. Nguyên tắc bán bảo toàn;

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Đáp án:

Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu (khuôn mẫu mARN) và nguyên tắc bổ sung (giữa codon và anticodon)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là:

A.trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.

B. sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.

C. khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng.

D. Cả A, B và C.

Đáp án:

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là: trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Bản chất mối liên hệ giữa prôtêin và tính trạng là gì?

A.Prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện. 

B. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng. 

C. Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.

D. Prôtêin đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.

Đáp án:

Bản chất mối liện hệ giữa protein và tính trạng: Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:

A. Sao mã

B. Tự sao

C. Dịch mã

D. Khớp mã

Đáp án:

Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là dịch mã (giải mã)

Tự sao là quá trình nhân đôi

Sao mã là quá trình tổng hợp ARN

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

A.Trong nhân tế bào

B. Trên phân tử ADN

C. Trên màng tế bào

D. Tại ribôxôm của tế bào chất

Đáp án:

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra tại ribôxôm của tế bào chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào?

A.Chất tế bào

B. Nhân tế bào.

C. Bào quan.

D. Không bào.

Đáp án:

Sự tổng hợp chuỗi axit amin (dịch mã) xảy ra trong tế bào chất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

A. Ribônuclêôtit     

B. Axitnuclêic    

C. Axit amin

D. Các nuclêôtit

Đáp án:

Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là axit amin.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Khi nào quá trình dịch mã dừng lại

  1. Khi riboxom không còn đủ khả năng hình thành liên kết peptit
  2. Khi gặp tín hiệu kết thúc trên tARN
  3. Khi gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN
  4. Khi không còn axit amin tự do

Đáp án:

Quá trình dịch mã sẽ kết thúc khi riboxom gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN (1 trong 3 bộ ba kết thúc)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Tương quan về số lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là:

  1. 3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.
  2. 1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. 
  3. 2 nuclêôtít ứng vối 1 axít amin.
  4. 1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin.

Đáp án:

3 nucleotit trên mARN quy định 1 axit amin 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc nào?

  1. Nguyên tắc bổ sung;
  2. Nguyên tắc khuôn mẫu; 
  3. Nguyên tắc bán bảo toàn;
  4. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Đáp án:

Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu (khuôn mẫu mARN) và nguyên tắc bổ sung (giữa codon và anticodon)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là:

  1. trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.
  2. sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.
  3. khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng.
  4. Cả A, B và C.

Đáp án:

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là: trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Bản chất mối liên hệ giữa prôtêin và tính trạng là gì?

  1. Prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện. 
  2. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng. 
  3. Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
  4. Prôtêin đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.

Đáp án:

Bản chất mối liện hệ giữa protein và tính trạng: Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do:

  1. Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ
  2. ADN của con giống với ADN của bố mẹ
  3. mARN của con giống với mARN của bố mẹ
  4. Protêin của con giống với protêin của bố mẹ

Đáp án:

Tính trạng do protein tạo ra, sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do protein của con giống với protêin của bố mẹ

Đáp án cần chọn là: D

Bài giảng Sinh học 9 Bài 19: Mỗi quan hệ giũa gen và tính trạng
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống