Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 25 (mới 2023 + 16 câu trắc nghiệm): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Tải xuống 13 3.3 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và 16 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Địa lí lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Địa lí lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

ĐỊA LÍ 12 BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.

- Sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, kĩ thuật, lịch sử ... lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Khi nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế – xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.

2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta.

Vùng Điều kiện sinh thái nông nghiệp Điều kiện kinh tế - xã hội Trình độ thâm canh Chuyên môn hóa sản xuất
Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Núi, cao nguyên, đồi thấp.

- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.

- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh

- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

- Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

- Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. ở vùng Trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.

- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, hồi...)

- Đậu tương, lạc, thuốc lá.

- Cây ăn quả, cây dược liệu.

- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (Trung du)

Đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.

- Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.

- Có mùa đông lạnh

- Mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

- Mạng lưới đô thị dày đặc: Các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.

- Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.

- Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.

- Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ

- Lúa cao sản , lúa có chất lượng cao.

- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả.

- Đay, cói.

- Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ)

Bắc Trung Bộ

- Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.

- Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan).

- Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.

- Dân có kinh nghiệm đấu tranh chinh phục tự nhiên.

- Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Trình độ thâm canh tương đối thấp: Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động

- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...)

- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su...).

- Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đồng bằng hẹp khá màu mỡ.

- Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Dễ bị hạn hán về mùa khô.

- Có nhiều thành phó, thi xã dọc dải ven biển.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp.

- Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá)

- Cây công nghiệp lâu năm (dừa)

- Lúa.

- Bò thịt, lợn.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Tây Nguyên

- Các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

- Khí hậu phân ra hai mùa: mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô

- Có nhiều dân tộc ít người còn tiến hành kiểu nông nghiệp cổ truyền.

- Có các nông trường.

- Công nghiệp chế biến còn yếu.

- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.

- Ở vùng nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính

- Ở các nông trường các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên

- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

- Bò thịt và bò sữa.

Đông Nam Bộ

- Các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.

- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.

- Thiếu nước về mùa khô.

- Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

- Các cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, điều)

- Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía)

- Nuôi trồng thủy sản.

- Bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm.

Đồng bằng sông Cửu Long

- Các dải phù sa ngọt, các vùng đát phèn, đất mặn.

- Vịnh biển nông, ngư trường rộng.

- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.

-Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến.

- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

- Lúa, lúa có chất lượng cao.

- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói)

- Cây ăn quả nhiệt đới.

- Thủy sản (đặc biệt là tôm).

- Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)

3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.

a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:

- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu.

-Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa:

- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa.

Phần 2: 16 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1: Trình độ thâm canh cao; sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của các vùng

A. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Đáp án: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng trọng điểm sản xuất lương thực

⇒ cung cấp nhiều nông sản cho xuất khẩu (lúa gạo, cao su, cà phê, điều, thủy sản…)

⇒ nhờ có trình độ thâm canh cao; sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Trâu, bò.

B. Bò, lợn.

C. Lợn, gia cầm.

D. Trâu, lợn.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18:

B1. Xác định vị trí vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ và nhận biết kí hiệu các vật nuôi chuyên môn hóa.

B2.Đọc tên các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp DHNTB là: bò, lợn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào thế mạnh về

A. đất đỏ badan.

B. khí hậu cận nhiệt đới ở nơi cao trên 1000m.

C. sự phân hóa hai mùa mưa, khô rõ rệt.

D. địa hình có các cao nguyên badan rộng lớn.

Đáp án: Cây chè thích hợp với khí hậu cận nhiệt mát mẻ.

⇒ các cao nguyên trên 1000 m ở Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt đới

⇒ có thể phát triển chuyên môn hóa cây chè.

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế trang trại của nước ta? 

A. Phát biểu từ kinh tế hộ gia đình.

B. Từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.

C. Số lượng trang trại nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất.

Đáp án: Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất (30,1%), phân bố chủ yếu ở ĐBSCL

⇒ Nhận xét: tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất là Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:

A. Tăng cường tình trạng độc canh.

B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Đáp án: Vùng chuyên canh là vùng chuyên sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh nổi bật nhất chủ yếu.

⇒ Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất của vùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động :

A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

B. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.

C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

D. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.

Đáp án: Công nghiệp chế biến phát triển sẽ sử dụng nguyên liệu tại chỗ (nông sản) từ các sản phẩm cây công nghiệp.

⇒ Với công nghệ xay xát, phơi sấy, bảo quản hay chế biến thành phẩm (bia rượu, nước ngọt…)

⇒ Góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện:

A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đáp án: Vùng chuyên canh là hình thức chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp

⇒ Đẩy mạnh phát triên một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phù hợp nhất với các đk tự nhiên của vùng → nhằm khai thác có hiệu quả nhất thế mạnh tự nhiên của vùng, mang lại hiệu quả sx cao.

⇒ Vậy việc hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện: Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là:

A. Bò sữa.

B. Cây công nghiệp ngắn ngày.

C. Cây công nghiệp lâu năm.

D. Gia cầm.

Đáp án: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Vùng nông nghiệp nào dưới đây có hướng chuyên môn hoá là cây thực phẩm, các loại rau cao cấp, cây ăn quả?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: Nhờ có một mùa đông lạnh

⇒ ĐBSH có thể phát triển chuyên môn hóa các loại cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đâu là nhóm nhân tố tạo nên nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp?

A. Điều kiện kinh tế - xã hội.

B. Vị trí địa lý.

C. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

D. Lịch sử hình thành và khai thác lãnh thổ.

Đáp án: Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp:

+ Vùng trung du, miền núi → phát triển các mô hình nông  + Lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đồng bằng → trồng cây lương thực, thực phẩm, nuôi gia cầm, gia súc nhỏ (lợn), thuỷ sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động:

A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.

B. Giảm bớt tình trạng độc canh.

C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.

D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Đáp án: Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp sẽ tạo ra cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

⇒ Góp phần giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản biến động bất lợi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là:

A. Trình độ thâm canh.

B. Điều kiện về địa hình.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.

D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Đáp án: - Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao)

⇒ Thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.

- Tây Nguyên có đất đỏ badan màu mỡ trên các cao nguyên xếp tầng, khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu săc

⇒ Thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều ; chăn nuôi bò.

⇒ Sự khác nhau về đất đai và khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là :

A. Cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.

C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.

D. Đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Đáp án: - Tăng cường chuyên môn hóa là đẩy mạnh phát triển một sản phẩm nông nghiệp phù hợp nhất với các điều kiện tự nhiên của vùng → nhằm khai thác có hiệu quả nhất thế mạnh tự nhiên của vùng và mang lại hiệu quả sản xuất cao.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp là phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp, cho phép tận dụng và khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú về điều kiện tự nhiên của vùng.

⇒ Cả hai hướng sản xuất này đều có chung một tác động là cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:

A. mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.

B. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

C. quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

D. độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.

Đáp án: Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô rất sâu sắc

⇒ Vào mùa khô xảy ra hiện tương thiếu nước nghiêm trọng

⇒ Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây công nghiệp cũng như đời sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động :

A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

B. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.

C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

D. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.

Đáp án: Công nghiệp chế biến phát triển sẽ sử dụng nguyên liệu tại chỗ (nông sản) từ các sản phẩm cây công nghiệp.

⇒ Với công nghệ xay xát, phơi sấy, bảo quản hay chế biến thành phẩm (bia rượu, nước ngọt…)

⇒ Góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện:

A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đáp án: Vùng chuyên canh là hình thức chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp

⇒ Đẩy mạnh phát triên một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phù hợp nhất với các đk tự nhiên của vùng → nhằm khai thác có hiệu quả nhất thế mạnh tự nhiên của vùng, mang lại hiệu quả sx cao.

⇒ Vậy việc hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện: Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống