Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vấn đề phát triển thương mại, du lịch lớp 12.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 137 SGK Địa lí 12: Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 1)

Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế nước ta.

Phương pháp giải:

Nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

Nhận xét:

Nhìn chung cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi khác nhau.

- Khu vực ngoài nhà nước có tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng nhẹ (từ 76,9% năm 1995 lên 83,3% năm 2005).

- Khu vực nhà nước có tỉ trọng khá lớn và đứng thứ hai, tuy nhiên đang có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu (từ 22,6% năm 1995 xuống 12,9% năm 2005).

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng ít nhất nhưng đang tăng lên nhanh (từ 0,5% năm 1995 lên 3,8% năm 2005.)

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 138 SGK Địa lí 12: Quan sát hình 31.2, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005.
Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

Nhìn chung cơ cấu xuất –nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005 có sự thay đổ:

- Tỉ trọng xuất khẩu nhìn chung tăng nhẹ từ 46,6% xuống 46,9% nhưng còn chưa ổn định. Tỉ trọng nhập khẩu giảm nhẹ (từ 54,3% xuống 53,1%).

- Năm 1990, nước ta nhập siêu. Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 139 SGK Địa lí 12: Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005?
Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

- Nhận xét: Giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005), gấp 13,5 lần, tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.

- Giải thích:

+ Sản xuất trong nước phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất. Nước ta đã tập trung đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và lao động như: công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản, hàng nông – lâm – thủy sản.

+ Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí: phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; mở rộng phân quyền cho các ngành và các địa phương.

+ Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực, thế giới.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 139 SGK Địa lí 12: Quan sát hình 31.3, hãy nhận xét về tình hình nhập khẩu của nước ta.
Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

- Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng nhanh và liên tục trong cả giai đoạn 1990 – 2005, từ 2,8 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD, tăng gấp 13 lần.

- Nhìn chung trong giai đoạn 1990 - 2005, nước ta chủ yếu nhập siêu (trừ năm 1993). Tuy nhiên bản chất có sự thay đổi so với thời kì trước (trước nhập siêu do nền kinh tế còn yếu kém, hiện nay chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị cho công cuộc hiện đại hóa).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 139 SGK Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hình 31.5 và sơ đồ sau, hãy trình bày về tài nguyên du lịch nước ta ?

Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 5)

Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Đọc bản đồ.

Phân tích sơ đồ.

Trả lời:

Tài nguyên du lịch nước ta gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

* Tài nguyên du lịch tự nhiên :

- Địa hình :

+ Nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển đẹp có thể khai thác xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng: Nha Trang (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng),...

+ Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo hấp dẫn khách du lịch: hang động cacxto, cả nước có khoảng 200 hang động, với 2 di sản thiên nhên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha – Kẻ Bàng); các đảo ven bờ với phong cảnh kì thú (Phú Quốc, Cát Bà, Lý Sơn...).

- Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm với nhiều loại hình du lịch (biển - mùa hè; vùng ôn đới núi cao vào mùa đông - Sapa).

- Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng.

+ Nước sông, hồ: ở miền Nam thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn; các hồ tự nhiên và nhân tạo: hồ Ba Bể,  Dầu Tiếng, Thác Bà....

+ Nước khoáng: nổi tiếng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định)....

- Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…) giúp phát triển các hoạt động nghiên cứu, khám phá.

* Tài nguyên nhân văn :

- Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 5 di dản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An,...) và 14 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế,...)

- Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

- Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…

Trả lời câu hỏi thảo luận số 6 trang 142 SGK Địa lí 12: Dựa vào hình 31.6, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta ?

Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

*Tình hình phát triển du lịch ở nước ta : Trong giai đoạn 1991 - 2005:

- Số lượt khách và doanh thu :

+ Khách du dịch nội địa và quốc tế tăng lên nhanh, trong đó khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa (11,7 lần so với 10,7 lần).

+ Doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh và liên tục từ 0,8 nghìn tỉ đồng lên 30,3 nghìn tỉ đồng (tăng 38 lần).

=> Điều này cho thấy ngành du lịch nước ta đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài. Vì vậy mà doanh thu du lịch tăng lên nhanh chóng.

* Giải thích :

- Nhờ chính sách mới của Nhà nước :

+ Mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới.

+ Liên kết với các công ty lữ hành quốc tế.

+ Khuyến khích mời khách du lịch quốc tế, nhất là Việt Kiều.

- Tích cực quảng bá thương hiệu, vẻ đẹp du lịch Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

- Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ : tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.

- Du lịch nước ta thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.

- Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt.

Câu hỏi và bài tập (trang 143 SGK Địa lí 12)

Bài 1 trang 143 SGK Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu:

Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 9)

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét ?

Phương pháp giải:

B1. Nhận dạng biểu đồ

- Các dấu hiệu nhận dạng biểu đồ:

+ Bảng số liệu: cung cấp số liệu tương đối(%) về tỉ trọng cơ cấu.

+ Yêu cầu đề bài: thể hiện sự thay đổi cơ cấu, trong nhiều năm (5 năm).

⟹ Lựa chọn biểu đồ miền

B2. Vẽ biểu đồ

- Khoảng cách năm không đều nhau.

- Chú ý: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị đầy đủ.

Trả lời:

Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 10)

Nhận xét:                               

+ Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu giá trị xuât khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta có sự thay đổi:

    ● Tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, từ 25,3% năm 1995 lên 36,1% năm 2005 (tăng 10,8%).

    ● Tăng nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, từ 28,5% năm 1995 lên 41,0% năm 2005 (tăng 12,5%).

    ● Giảm tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản, từ 46,2% năm 1995 xuống còn 22,9% năm 2005 (giảm 23,3%).

+ Năm 1995, hàng nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất (46,2%), hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (28,5%), hàng công nghiệp nặng và khoáng sản thấp nhất (25,3%).

Đến năm 2005, chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (41,0%), tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (36,1%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%).

Bài 2 trang 143 SGK Địa Lí 12: Chứng minh rằng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây ?

Trả lời:

* Xuất khẩu :

- Giai đoạn 1990 - 2005, giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005), gấp 13,5 lần.

- Các mặt hàng xuất khẩu gồm : hàng nông lâm thủy sản, công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

- Xu hướng chuyển dịch : giảm tỉ trọng hàng nông- lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, đặc biệt là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

* Nhập khẩu :

- Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng nhanh và liên tục trong cả giai đoạn 1990 – 2005, từ 2,8 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD, tăng gấp 13 lần.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất (máy mọc thiết bị, nguyên nhiên liệu) và một phần hàng tiêu dùng. Xu hướng tăn tỉ trọng hàng nhập khẩu nhóm tư liệu sản xuất và giảm nhóm hàng tiêu dùng, cho thấy nền sản xuất trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.

* Cán cân XNK: Nước ta chủ yếu nhập siêu (trừ năm 1993), tuy nhiên bản chất có sự thay đổi so với thời kì trước (trước nhập siêu do nền kinh tế còn yếu kém, hiện nay chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị cho công cuộc hiện đại hóa).

* Thị trường XNK: Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bài 3 trang 143 SGK Địa Lí 12: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng?

Phương pháp giải:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Trả lời:

Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

* Tài nguyên du lịch tự nhiên :

- Địa hình :

+ Nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển đẹp có thể khai thác xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng: Nha Trang (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng),...

+ Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo hấp dẫn khách du lịch: hang động cacxto, cả nước có khoảng 200 hang động, với 2 di sản thiên nhên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha – Kẻ Bàng); các đảo ven bờ với phong cảnh kì thú (Phú Quốc, Cát Bà, Lý Sơn...).

- Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm với nhiều loại hình du lịch (biển - mùa hè; vùng ôn đới núi cao vào mùa đông - Sapa).

- Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng.

+ Nước sông, hồ: ở miền Nam thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn; các hồ tự nhiên và nhân tạo: hồ Ba Bể,  Dầu Tiếng, Thác Bà....

+ Nước khoáng: nổi tiếng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định)....

- Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…) giúp phát triển các hoạt động nghiên cứu, khám phá.

* Tài nguyên nhân văn :

- Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 5 di dản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An,...) và 14 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế,...)

- Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

- Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…

Bài 4 trang 143 SGK Địa Lí 12: Dựa vào hình 31.5 và Atlat Địa lí Việt Nam, với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch Việt Nam xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).
Giải Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (ảnh 11)

Phương pháp giải:

Liên hệ và vận dụng.

Trả lời:

Giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt từ Sapa (Lào Cài) đến mũi Cà Mau (Cà Mau):

* Khu du lịch phía Bắc:

- Điểm đến đầu tiên: SaPa – điểm du lịch hấp dẫn ở vùng núi phía Bắc với các món ăn đặc sản dân tộc Mông, chợ phiên, khí hậu lạnh giá với tuyết và sương mù huyền ảo, tham quan các vườn hoa lan, dâu tây, vườn rau cao cấp vụ đông.

- Điểm thứ 2: Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, đảo Cát Bà…Là khu du lịch với nhiều hang động kì thú, các đảo nổi có hình thù đặc sắc, nước biển trong xanh…

- Điểm thứ 3: Hà Nội – thủ đô cả nước, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước. Hà Nội có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như : Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Chủ Tịch, Văn miếu Quốc Tử Giám, 36 phố phường Hà Nội với phố đi bộ, chợ đêm phố cổ, Nhà thờ lớn Hà Nội… Thưởng thức các đặc sản Hà Thành (sữa chua dẻo, trà chanh nhà thờ, bún chả, phở Hà Nội,…). Ngoài ra, có các trung tâm thương mại lớn như Lotte Center, KangNam, Tràng Tiền Plaza, Aeon mail Long Biên, Time city, Royal city.

* Dọc bờ biển miền Trung:

-  Thanh Hóa (có bãi biển Sầm Sơn), Nghệ An (có bãi biển Cửa Lò, quê Bác hồ, vườn hoa hướng dương, đồi chè ở Thanh Chương…); Hà Tĩnh có di tích ngã ba Đồng Lộc, bãi biển Thiên Cầm…

 - Tiếp đến là vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, hang Sơn Đoong, động Thiên Đường để chiêm ngắm tuyệt tác của thiên nhiên với các dải thạch nhũ.

 - Huế mộng mơ, thanh bình, Đà Nẵng- thành phố đáng sống nhất Việt Nam với bãi biển Mỹ Khê cát trắng), phố cổ Hội An (đèn lồng, các tòa nhà kiến trúc cổ…)

 - Tiếp theo là vùng biển Nha Trang, Phan Thiết với các khu resot cao cấp.

*Vùng Tây Nguyên rộng lớn với xứ sở hoa Đà Lạt mộng mơ, có hồ Than Thở, ngắm thác Yaly tuyệt đẹp…

* Khu du lịch miền Nam:

-  Đi đến mảnh đất tận cùng đất nước: tham quan khu miệt vườn trĩu quả bên sông, chợ nổi An Giang, rừng tràm U Minh, đảo Phú Quốc…

- Điểm cuối: trở về thành phố sầm uất TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam với nhiều địa điểm vui chơi hấp dẫn (hồ sen, các trung tâm thương mại…).

Lý thuyết Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

I. Thương mại

* Vai trò:

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Với các nhà sản xuất, có tác dụng đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.

- Với người tiêu dùng có vai trò trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội.

-  Có vai trò điều tiết sản xuất.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.

- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.

a. Nội thương:

* Đặc điểm:

-  Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

- Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần KT:

+ Khu vực Nhà nước giảm.

+ Khu vực ngoài Nhà nước tăng.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

- Phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, ĐBSH, ĐBSCL.

b. Ngoại thương

* Tình hình phát triển:

- Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa.

- Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Giá trị:

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên khá nhanh. Phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

+ Từ 1993 đến nay Việt Nam tiếp tục nhập siêu.

* Cơ cấu hàng Xuất - Nhập Khẩu:

-  Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thuỷ sản. 

- Hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, tư liệu sản xuất, 1 phần nhỏ hàng tiêu dùng.

* Thị trường:

- Xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Nhập khẩu: Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

II. Du lịch

a. Tài nguyên du lịch

-  Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công  trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành điểm du lịch. 

-  Phân loại:

+ Tài nguyên tự nhiên: Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

+ Tài nguyên nhân văn: Di tích, lễ hội, tài nguyên khác.

b. Tình hình phát triển, các trung tâm du lịch chủ yếu

* Tình hình phát triển:

-  Hình thành những năm 60 của Thế kỉ  XX.

-  Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

- Khách quốc tế, nội địa tăng.

- Doanh thu du lịch tăng nhanh.

* Phân vùng du lịch:

+ Vùng du lịch Bắc Bộ.

+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

-  Các trung tâm du lịch lớn nhất cả nước: Hà Nội, TP.HCM, Huế - Đà Nẵng; các trung tâm du lịch nổi tiếng khác như: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ…

Đánh giá

0

0 đánh giá