Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất

Tải xuống 7 3.3 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

THỰC HÀNH- PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức đã học về trồng trọt.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 * Câu hỏi: Phân tích điều kiện và xu hướng phát triển ngành chăn nuôi nước ta?

 * Đáp án:

 - Điều kiện phát triển:

 + Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt, dịch vụ giống, thú ý có nhiều tiến bộ.

 + Khó khăn: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; dịch bệnh…

 - Xu hướng phát triển:

 + Tỉ trọng còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng.

 + Đưa ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa

 + Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp

 + Các sản phẩm không qua giết thịt ngày càng cao.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
  2. b) Nội dung: HS sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Bài tập 1

  1. a) Mục đích:HS biết tính toán số liệu và rút ra những nhận xét cần thiết; Củng cố kiến thức đã học ngành trồng trọt; Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Bài tập 1:
  5. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng, thời kì 1990 - 2005

(Đơn vị: %)

Năm

Tổng số

Lương thực

Rau đậu

Cây CN

Cây ăn quả

Cây khác

1990

100, 0

100, 0

100, 0

100, 0

100, 0

100, 0

1995

133, 4

126, 5

143, 3

181, 5

110, 9

122, 0

2000

183, 2

165, 7

182, 1

325, 5

121, 4

132, 1

2005

217, 5

191, 8

256, 8

382, 3

158, 0

142, 3

  1. Nhận xét:

 - Tốc độ tăng trưởng của các cây trồng:

 Từ năm 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các cây trồng khá ổn định;

 + Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng 282% trong vòng 15 năm, tăng hơn mức chung, giai đoạn tăng nhanh nhất là từ 1995 - 2000.

 + Cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong các cây trồng, sau 15 năm tăng là 156, 8%.

 + Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức chung.

 - Cơ cấu giá trị trồng trọt:

 + Cây công nghiệp, cây rau đậu tỉ trọng có xu hướng tăng.

 + Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác tỉ trọng có xu hướng giảm.

 - Mối quan hệ: giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ.

Þ Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành TT chứng tỏ:

 + Trong sx lương thực - thực phẩm có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.

 + Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai, khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi: Từ bảng số liệu 23. 1 Þ hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%) ? Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Bài tập 2

  1. a) Mục đích:Củng cố kiến thức đã học về trồng trọt; Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Bài tập 2.
  5. a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian (1975 - 2005).

 - DT cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng.

 - Nhóm cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn cây công nghiệp lâu năm (Từ 1975 - 2005 tăng lên 651, 4 nghìn ha; tăng gấp 4, 1 lần); từ năm 1985 - 1990 giảm, sau đó tăng mạnh trong giai đoạn 1990 - 1995, (tăng 174, 7 ha, tăng gấp 1, 32 lần).

 - Nhóm cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh hơn (từ 1975 - 2005 tăng 1460, 8 nghìn ha, tăng gấp 9, 5 lần). Đặc biệt trong giai đoạn 1995 - 2000, tăng gấp 1, 6 lần.

  1. b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp và sự phát triển hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm

Bảng 2. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp, thời kì 1975 - 2005 của nước ta

( Đơn vị: %)

Năm

Cây CN hàng năm

Cây CN lâu năm

1975

54, 9

45, 1

1980

59, 2

40, 8

1985

56, 1

43, 9

1990

45, 2

54, 8

1995

44, 3

55, 7

2000

34, 9

65, 1

2005

34, 5

65, 5

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Làm phần 2a.

 + Nhóm 2, 4: Làm phần 2b.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta là

  1. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B.thị trường tiêu thụ ổn định.

  1. nguồn lao động giàu kinh nghiệm.
  2. cơ sở chế biến sản phẩm phát triển.

Câu 2: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do

A.đẩy mạnh thâm canh.                                           

  1. áp dụng rộng rãi mô hình quảng canh.
  2. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
  3. mở rộng diện tích canh tác.

Câu 3: Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là

A.tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai.

  1. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.
  2. phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
  3. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.

Câu 4: Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì

  1. khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
  2. phần lớn nước ta có diện tích là đồi núi thấp.
  3. điều kiện tự nhiên không phù hợp cho sản xuất lương thực.

D.nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.

Câu 5: Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là

  1. cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.
  2. diện tích và sản lượng tăng nhanh.
  3. nhiều giống lúa mới được đa vào sản xuất.

D.đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để đọc bản đồ.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang nông nghiệp) và kiến thức đã học hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Cà phê: chủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

 - Cao su: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung

 - Hồ tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

 - Điều: tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ.

 - Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ

 - Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng cao ở Tây Nguyên.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Hoàn thành bài thực hành.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..

 - Chuẩn bị bài mới: Các điều kiện phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 12 Bài 23 Thực hành-Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống