SBT Địa lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt | Giải SBT Địa lí lớp 12

2.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Câu 1 trang 70 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT GÀNH TRỒNG TRỌT (GIÁ SO SÁNH) THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 2005 là 100%), điền vào bảng sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (GIÁ SO SÁNH NĂM 2010) THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Kĩ năng tính toán.

Lấy năm gốc = 100%

Tốc độ tăng trưởng năm sau = (Giá trị năm sau / Giá trị năm gốc) x 100 (%)

Trả lời: 

Lấy năm 2005=100%.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (GIÁ SO SÁNH NĂM 2010) THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

Câu 2 trang 70 SBT Địa lí 12

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (GIÁ SO SÁNH NĂM 2010) THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng trên là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ đường.

C. biểu đồ cột.

D. biểu đồ miền.

Trả lời: 

Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

Chọn: B

Câu 3 trang 71 SBT Địa lí 12:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (GIÁ SO SÁNH NĂM 2010) THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng có thể nhận thấy sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng sẽ chuyển dịch theo hướng:

A. tỉ trọng nhóm cây rau đậu và cây công nghiệp tăng, tỉ trọng các nhóm cây còn lại giảm.

B. tỉ trọng cây công nghiệp giảm, tỉ trọng các nhóm cây còn lại sẽ tăng.

C. tỉ trọng cây lương thực tăng, tỉ trọng các nhóm cây còn lại sẽ giảm.

D. tỉ trọng cây rau đậu giảm, tỉ trọng các nhóm cây còn lại sẽ tăng.

Trả lời: 

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng có thể nhận thấy sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng sẽ chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng nhóm cây rau đậu và cây công nghiệp tăng, tỉ trọng các nhóm cây còn lại giảm.

Chọn A.

Câu 4 trang 71 SBT Địa lí 12:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (GIÁ SO SÁNH NĂM 2010) THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 6)

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng phản ánh thực trạng

A. các vùng chuyên canh cây lương thực được mở rộng.

B. các vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng.

C. các vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng.

D. các nhóm cây khác đang được mở rộng quy mô.

Trả lời: 

Tăng tỉ trọng cây công nghiệp phản ánh sự mở rộng quy mô của các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Chọn B.

Câu 5 trang 72 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ HÀNG NĂM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1975-2014 (Đơn vị: nghìn ha)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 7)

Phân tích xu hướng biến động cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta trong giai đoạn trên.

Trả lời: 

Sự thay đổi cơ cấu (giai đoạn 1975 - 2005):

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm ngày càng giảm, từ 54,9% (năm 1975) xuống còn 29.7% (năm 2010), giảm 25.2%.

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm không ngừng tăng, từ 45,1% (năm 1975) lên 70.3% (năm 2014), tăng 25.2%.

Câu 6 trang 72 SBT Địa lí 12: Tại sao diện tích cây công nghiệp lâu năm lại tăng mạnh?

Trả lời: 

Nguyên nhân là do:

- Hiệu quả kinh tế của cây công nghiệp lâu năm cao:

Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thu ngoại tệ, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, thương hiệu của các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ngày càng có chỗ đứng trên trường quốc tế (cà phê, chè,…)

- Có nhiều thế mạnh để phát triển, đang ngày càng khai thác có hiệu quả:

+ Địa hình: địa hình chủ yếu là núi thấp, cao nguyên, bán bình nguyên khá bằng phẳng thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh trên quy mô lớn.

+ Đất: feralit trên đá badan, đá vôi, trên các loại đá khác thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp.

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Khí hậu phân hóa đa dạng thích hợp cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

+ Nước: nguồn nước dồi dào.

+ Lao động: giàu kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

+ Cơ sở vật chất-hạ tầng ngày càng được đầu tư nâng cấp, cơ sở chế biến ngày càng được cải thiện

+ Đường lối: hình thành các vùng chuyên canh trên quy mô lớn, gắn liền các cơ sở chế biến với các vùng chuyên canh.

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.

Đánh giá

0

0 đánh giá