Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô +Giáo án hóa học 8 bài 13: phản ứng hóa học 8 mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 15, 16: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được khái niệm phản ứng hóa học, biết được bản chất của phản ứng hóa học
- Học sinh biết được phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau, một số phản ứng cần phải đun nóng và một số khác cần thêm chất xúc tác mới xảy ra.
- Học sinh nhận biết được khi nào có phản ứng hóa học xảy ra.
2. Năng lực
- Hình thành năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực giao tiếp
- Hình thành năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ hóa học
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu môi trường
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học:
Hóa chất: Mg hoặc Zn, axit H2SO4 loãng, đường, bột sắt, bột S, cây nến
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, công tơ hút, nam châm
- Học liệu: Bảng phụ:
STT Hiện tượng Hiện tượng
vật lý Hiện tượng
hóa học
1 Lưu huỳnh cháy trong khí oxi tạo ra khí lưu huỳnh đioxit có mùi hắc
2 Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu
3 Cây nến cháy trong trong không khí tạo thành cacbon đioxxit và hơi nước
4 Cồn để trong lọ bị bay hơi
5 Đun nóng đường tạo thành nước và than
6 Nung nóng hỗn hợp lưu huỳnh và sắt được hợp chất sắt (II) sunfua
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiến trình dạy học:
Tiết 15: I. Định nghĩa và II. Diễn biến của phản ứng hóa học
Tiết 16. III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra và IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- GV đưa bài tập kiểm tra trên bảng phụ, yêu cầu HS làm việc cá nhân để tìm ra câu trả lời đúng.
- GV yêu cầu các học sinh khác nhận xét, sau đó kết luận. HS đọc câu hỏi, làm việc cá nhân và phát biểu
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
3.1. Mở đầu
* Mục đích: HS xác định được kiến thức cần chiếm lĩnh để hiểu được thế nào là phản ứng hóa học và biết được bản chất của phản ứng hóa học là gì?
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh – Nội dung chính
GV tổ chức học sinh tiếp cận vấn đề qua câu hỏi thực tế
? Các hiện tượng thuộc loại hiện tượng hóa học ở trong bài tập kiểm tra bài cũ, có chung đặc điểm gì?
Gv ghi các ý trả lời của HS ra góc bảng.
GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh – Nội dung chính
GV tổ chức học sinh tiếp cận vấn đề qua câu hỏi thực tế
? Các hiện tượng thuộc loại hiện tượng hóa học ở trong bài tập kiểm tra bài cũ, có chung đặc điểm gì?
Gv ghi các ý trả lời của HS ra góc bảng.
GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
3.2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về định nghĩa phản ứng hóa học
* Mục đích: Định nghĩa phản ứng hóa học là gì? Các chất có mặt trong phản ứng hóa học được gọi là gì? Biết cách viết và đọc phương trình chữ.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh – Nội dung chính
Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phản ứng hóa học là gì?
2. Các chất có mặt trong phản ứng hóa học được gọi là gì?
3. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như thế nào? Hãy lấy 1 ví dụ.
4. Khối lượng các chất trong phản ứng biến đổi như thế nào?
- GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ
- Gv tổ chức điều hành cho HS báo cáo và thảo luận
- GV chốt kiến thức I. Định nghĩa
- HS hoạt động theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện 1 cặp đôi lên trình bày bằng cách viết lên bảng
- Cặp khác nhận xét và bổ sung
- Định nghĩa: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
- Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng, chất mới sinh ra gọi là chất sản phẩm
- PT chữ của phản ứng hóa học:
Tên các chất phản ứng → Tên các chất sản phẩm
- Trong quá trình phản ứng, khối lượng chất tham gia phản ứng giảm dần, khối lượng sản phẩm tăng dần.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản chất của phản ứng hóa học
* Mục đích: Học sinh biết được bản chất của phản ứng là do sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh – Nội dung chính
Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 người, nghiên cứu SGK và hình 2.5 trang 48 và trả lời các câu hỏi sau đây:
Theo sơ đồ hình 2.5, hãy cho biết:
1. Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
2. Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
3. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O có giữ nguyên không?
4. Em hãy cho biết, các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?
5. Vậy bản chất của phản ứng hóa học là gì ?
- GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ
- Gv tổ chức điều hành cho HS báo cáo và thảo luận
- GV chốt kiến thức
- HS làm việc theo nhóm 4 người là thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện 1 nhóm trình bày bằng tại chỗ
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Hoạt động 3: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
* Mục đích: Học sinh biết được phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tiếp xúc trực tiếp với nhau, một số phản ứng cần phải đun nóng đến nhiệt độ nào đó hoặc cần phải có chất xúc tác.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh – Nội dung chính
- GV làm thí nghiệm hình 2.6 Sgk.
TN: Cho 1ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn một vài mãnh kẽm.
? Ở TN trên muốn PƯHH xãy ra cần phải có điều kiện gì.
- GV đặt vấn đề: Nếu để cồn, than trong không khí thì các chất có tự bốc cháy không.
TN: châm lửa đèn cồn
? Vậy ta cần phải làm thế nào để PƯ xảy ra.
- Đặt vấn đề: Nhân dân ta thường hay nấu rượu, thì quá trình chuyển hoá từ tinh bột sang rượu cần có điều kiện gì?
? Chất xúc tác có tác dụng gì.
? Vậy khi nào thì PƯHH xãy ra?
GV chốt kiến thức
- HS quan sát thí nghiệm, trả lời các câu hỏi của GV đưa ra
- Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau, cung cấp nhiệt độ và chất xúc tác
Hoạt động 4: Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?
* Mục đích: Học sinh biết được các dấu hiệu xảy ra phản ứng hóa học là có sự thay đổi về màu sắc, trạng thái, tính tan của chất hoặc có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh – Nội dung chính
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: + Cho đinh Fe (hoặc Zn) vào dung dịch CuSO4.
+ Cho dd BaCl2 t/d với dd H2SO4.
? Biết được PƯHH này xãy ra nhờ vào dấu hiệu nào.
Gv chốt kiến thức
TH GD BVMT: Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản ứng hóa học để sản xuất các chất cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra các sản phẩm không mong muốn gây hại cho môi trường như CO2, SO2,…
- HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
- Dấu hiệu nhận biết: Có chất mới tạo ra.
+ Màu sắc.
+Trạng thái.
+ Tính tan.
+ Sự toả nhiệt, phát sáng
3.3. Hoạt động luyện tập.
* Mục đích: Học sinh được luyện tập để nắm chắc, hiểu sâu về kiến thức mới học; phát triển các kĩ năng.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh – Nội dung chính
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Ghi lại phương trình chữ của các phản ứng xảy ra trong các hiện tượng mô tả dưới đây:
1. Cây nến (parafin) cháy trong không khí tạo thành khí cacbonic, hơi nước.
2. Cho muối kalicacbonat K2CO3 vào
axit clohidric (HCl) tạo ra kaliclorua (KCl), nước và khí cacbonic.
Hãy cho biết dấu hiệu nào cho em biết phản ứng hóa học đã xảy ra?
- Gv tổ chức điều hành cho HS báo cáo và thảo luận
- GV nhận xét, cho điểm
- HS làm việc cá nhân
- 2 Hs lên bảng chữa bài tập
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung
1. parafin → cacbonic + hơi nước
Dấu hiệu: có sự phát sáng và tỏa nhiệt
2. kalicacbonat + axit clohidric →kaliclorua + khí cacbonic
Dấu hiệu nhận biết: có khí bay ra
3.4. Hoạt động vận dụng
* Mục đích: Học sinh được vận dụng các kiến thức về phản ứng hóa học để làm bài tập được giao
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- GV Giao cho học sinh thực hiện tại nhà và báo cáo kết quả vào tiết sau.
Học bài cũ, làm bài tập 1,2,3,4, 5, 6 SGK
- GV kiểm tra thực hiện vào phần kiểm tra bài cũ của tiết 13)
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Chấm vở 2HS - HS hoạt động độc lập hoàn thành bài tập tại nhà
- HS báo cáo, thảo luận (thực hiện vào phần kiểm tra bài cũ của tiết 13)
- Đại diện HS lên trình bày bằng cách viết lên bảng
- Các bạn khác khác nhận xét, bổ sung