Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập về phản ứng hóa học có đáp án, chọn lọc môn Hóa học lớp 8, tài liệu bao gồm 2 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi mônHóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 1: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Bài 1: Các quá trình dưới đây là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý? Giải thích.
a. Khi nấu cơm, hạt gạo thành cơm.
b. Khi nấu cơm, nước bay hơi.
c. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét.
d. Đốt gas để thu nhiệt.
e. Hiện tượng tầng ozon bị thủng.
Bài 2:Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý. Giải thích.
a. Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục.
b. Đốt cháy đường mía thành chất màu đen và mùi khét.
c. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng thành dao, rựa.
d. Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ.
e. Lên men glucozơ thu được rượu etylic và khí cacbonic.
f. Đốt cháy khí hiđro trong khí oxi thu được nước.
g. Nước lỏng hoá rắn ở nhiêt độ thấp.
h. Nung nóng thuốc tím KMnO4 thu được chất rắn màu đen.
i. Muối ăn hòa tan vào nước được dd muối ăn.
k. Mực tan vào nước.
l. Thức ăn để lâu thường bị chua.
m. Cốc thủy tinh vỡ thành mãnh nhỏ.
p. Khi mưa giông thường có sấm sét.
q. Hiện tượng ma trơi là hiện tượng photpho bốc cháy trong không khí tạo thành ngọn lửa màu vàng.
r. Sa mạc hóa là hiện tượng từ đất đai màu mỡ thành đất khô cằn.
t. Vào mùa thu, nhiều loại lá xanh chuyển sang màu vàng và rụng xuống.
Bài 3: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học của các quá trình trên.
BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 1: Biểu diễn các phản ứng sau bằng phương trình chữ:
a) Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit.
b) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí hidro và sinh ra muối kẽm clorua.
c) Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric.
d) Đốt cháy xăng (chứa octan) tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
e) Hidro cháy trong oxi tạo thành hơi nước.
f) Khi nấu cơm chứa tinh bột quá lửa tạo thành than (cacbon) và hơi nước.
g) Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt để làm quay tua bin sinh ra dòng điện. Nguồn nhiệt này có được khi đốt cháy than đá chứa cacbon sinh ra khí cacbonic.
h) Tầng ozon ở phía cực nam bị thủng do phản ứng quang hóa. Phản ứng này xảy ra khi ozon bị phân hủy thành oxi.
i) Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit sắt từ.
Bài 2: a) Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?
b) Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng vôi tôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hidroxit.
BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Bài 1: Một thanh sắt nặng 560 g để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ là oxit sắt từ có công thức là Fe3O4. Đem cân thanh sắt thì nặng 576 g.
a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này.
b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra.
c) Khí oxi đã phản ứng bao nhiêu gam.
Bài 2: Một thanh magie nặng 240 g để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành magie oxit MgO. Đem cân thanh magie này thì nặng 272 g.
a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này.
b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra.
c) Khí oxi đã phản ứng bao nhiêu gam.
Bài 3: Xét thí nghiệm khi cho 20,8 g Bari clorua BaCl2 tác dụng với 14,2 g natri sunfat Na2SO4 thì tạo thành bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl.
a) Viết phương trình chữ của phản ứng này.
b) Viết công thức khối lượng của phản ứng vừa xảy ra.
c) Tổng khối lượng các chất sau phản ứng là bao nhiêu?
d) Nếu thu được 23,3 g BaSO4, tính khối lượng NaCl thu được.
e) Biết trước khi phản ứng xảy ra có 137 g nguyên tử bari, thì sau phản ứng có bao nhiêu gam nguyên tử bari?
f) Nếu sau khi phản ứng thu được 71 g nguyên tử clo, thì trước phản ứng đã có bao nhiêu gam nguyên tử clo tham gia phản ứng.
Bài 4:Cân 1kg gạo cùng với 2 kg nước cho vào một cái nồi nặng 0,5 kg để nấu cơm. Sau khi cơm chín, đem cân nồi cơm thì nặng 3,35 kg.
a) Định luật bảo toàn khối lượng có áp dụng cho trường hợp này được không? Vì sao nồi cơm chín không phải nặng 3,5 kg.
b) Giả sử tiếp tục đun nồi cơm, nồi cơm bốc hơi thu được 0,2 kg hơi. Tính khối lượng của nồi cơm lúc này.
Bài 5: Khi than bị đốt cháy hoàn toàn thì có khí cacbonic sinh ra.
a) Viết phương trình chữ.
b) Nếu đốt cháy 4,8 kg than thì cần dùng 6,4 kg khí oxi. Hỏi có bao nhiêu khối lượng khí cacbonic được tạo thành.
Bài 6:Khi cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric sẽ tạo thành 13,6 g muối kẽm clorua và 0,2 g khí hidro.
a) Viết PT chữ.
b) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric đã dùng.
Bài 7 :Hãy giải thích vì sao:
a) Khi nung nóng canxi cacbonat CaCO3 thì thấy khối lượng giảm đi.
b) Khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên.
Bài 8: Một bình cầu trong có bột magie và khóa chặt lại, đem cân để xác định khối lượng.
Sau đó đun nóng bình cầu một thời gian rồi để nguội và đem cân lại.
a) Hỏi khối lượng của bình cầu nói trên có thay đổi hay không? Tại sao?
b) Mở khóa ra và cân thì liệu khối lượng bình cầu có khác không?